CÁCH KHỐNG CHẾ VIÊM PHẾ QUẢN THÀNH CÔNG

Hướng đi mới trong hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính an toàn hiệu quả

PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ Nguyên Giám Đốc BV Phổi Trung Ương chia sẻ :Trong phác đồ điều trị các bệnh mạn tính nói chung và điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính nói riêng thì việc kết hợp ĐÔNG TÂY y là cần thiết. Dùng Tây y để khống chế nhanh các cơn cấp của bệnh, triệu chứng của bệnh, nhưng dùng lâu dài sẽ gây ra các tác hại không mong muốn. Ngược lại Đông Y hiệu quả chậm hơn nhưng lại tác động vào căn nguyên của bệnh, dùng lâu dài không gây ra các dụng phụ, chính vì thế nên kết hợp Đông Tây để kế thừa ưu điểm của cả 2 phương pháp.

Ở cái tuổi 80, tưởng chừng như được an nhàn tận hưởng tuổi già thì Bác Nguyễn Văn Đức (Thủ Đức, Hồ Chí Minh) ngày ngày vẫn bị những cơn đờm, ho, viêm phế quản mạn hành hạ.

Bác không ngờ rằng đờm, ho tưởng chừng như dễ chữa mà lại ám ảnh bác lâu như vậy. Trước đây chỉ khục khặc ho, ra hiệu thuốc mua vài liều thuốc kháng sinh, long đàm là được. Nhưng lâu dần căn bệnh ngày càng nặng thêm, tần suất bị nhiều hơn, mỗi lần bị cũng kéo dài lâu mới khỏi.Năm 2010 Đi viện khám thì bác sĩ bảo bác bị viêm phế quản mạn tính.

Viêm phế quản mạn tính là bệnh gì?

Viêm Phế quản mạn là tình trạng viêm, tăng tiết chất nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây ho, khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng /năm và liên tiếp trong 2 năm trở lên. Bệnh thường khởi phát ở người trên 40 tuổi nghiện thuốc lá, thuốc lào hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi độc hại

Triệu chứng điển hình của Viêm phế quản mạn tính : Ho & khạc đờm. Ban đầu: Ho, khạc đờm từng đợt hay vào buổi sáng, đờm nhày trong. Bệnh nặng: ho và khạc đờm thường xuyên. Đợt cấp: Ho, khạc đờm đặc, màu xanh. Màu vàng.

Cách điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính hiện nay

Viêm phế quản mạn tính là bệnh mạn tính. Hiện nay chưa chữa khỏi hoàn toàn.

Điều trị đợt cấp của bệnh: Tùy theo mức độ đợt cấp, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn hoặc điều trị tại bệnh viện. Các phương pháp điều trị đợt cấp gồm: Điều trị bằng thuốc như kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn, giãn cơ trơn phế quản, corticoid, long đờm…

Tuy nhiên hiện nay, nếu chỉ điều trị Tây y thì không những gây ra những tác dụng phụ mà còn không thể giải quyết được triệt để căn nguyên của bệnh. Sử dụng càng lâu thì tác dụng phụ càng nhiều, bệnh nhân càng đối diện với nhiều nguy cơ.

Ø  Thuốc giãn phế quản : Ngộ độc theophylline, nhịp tim nhanh, run tay chân, chuột rút, hạ Kali….

Ø Thuốc chống viêm: Bệnh cushing, Suy thượng thận, Loét dạ dày, tá tràng………..

♦ CÁC TIN KHÁC
VIỆT NAM DỰ KIẾN GIẢM THUẾ CHO GẦN 300 MẶT HÀNG.  (08-06-2019)
Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi sẽ được ban hành trong tháng 6. Dự kiến sẽ có 300 mặt hàng có mức thuế cắt giảm sâu hơn mức thuế thông thường.
HƯỞNG ỨNG PHÒNG, CHỐNG SỦ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM.  (08-06-2019)
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cùng phối hợp tổ chức Diễn đàn hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống lao động trẻ em (12/6/2019).
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO DOANH NGHIỆP VỬA VÀ NHỎ CÒN HẠN CHẾ.  (08-06-2019)
Tăng cường tiếp cận tín dụng thông qua năng lực quản trị và minh bạch hoạt động tài chính, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, cho thấy hầu hết các DN có nhu cầu vay vốn ngắn, trung và dài hạn rất lớn, song thực tế đáp ứng lại ít ỏi.
TÌM HIỂU THÊM VỀ TRÁI TIM CỦA CON NGƯỜI MÀ BẠN CHƯA BIẾT.  (07-06-2019)
Một khối cơ chứa đầy máu nằm ở ngực trái được gọi là trái tim. Con người không thể sống hay yêu thương mà không có trái tim. Trái tim đập 2,5 tỷ lần trong suốt cuộc đời và làm việc nhiều nhất trong cơ thể.
KHI BỤNG ĐÓI KHÔNG NÊN SỬ DỤNG NHỮNG THỰC PHẨM SAU ĐÂY.  (07-06-2019)
Không nên ăn thực phẩm cay, nhiều đường, đồ uống lạnh hoặc có ga, rau sống, cà phê và trái cây có múi khi bụng đói.