MUA NÔNG SẢN MỸ GIÁ RẺ HƠN

Hàng Mỹ tăng mạnh, giá mềm hơn

Các loại hạt như hạt dẻ, hạnh nhân, óc chó, hạt chia, hay các loại đậu và thịt heo, tôm hùm… được các nhà nhập khẩu hàng nông thủy sản từ Mỹ về Việt Nam dự báo sẽ tăng mạnh. Ông Đoàn Ngọc Thơ, Giám đốc Công ty thương mại dịch vụ Tho, chuyên nhập khẩu hàng nông thủy sản từ Mỹ, cho biết hàng nông sản nói chung nhập từ Mỹ vào Việt Nam tăng hơn 20% trong 6 tháng đầu năm, nhưng mức tăng có thể gấp đôi trong 6 tháng cuối năm. Bởi Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn các loại nông thủy sản của Mỹ. Nếu bị thị trường này đóng cửa, chắc chắn các nhà xuất khẩu Mỹ phải tìm cách “đổ” hàng sang thị trường khác, trong đó có Việt Nam.
 
Thực tế từ vài tháng nay, hàng Mỹ vào Việt Nam đã tăng mạnh, giá cũng mềm hơn khá nhiều. Chẳng hạn, cherry Mỹ từ 500.000 đồng/kg, giảm xuống 250.000 - 300.000 đồng/kg trong tháng 7 vừa qua, giảm đến 40% giá so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng với thịt, đa số chuyên gia đều dự báo không riêng gì thịt heo từ Mỹ mà thịt heo từ châu Âu sẽ vào Việt Nam và giá cả cực kỳ cạnh tranh, có lợi cho người tiêu dùng. Ông Đoàn Ngọc Thơ cho biết, hiện giá thịt heo, các loại hạt nhập từ Mỹ giảm hơn 20% so với trước. Theo đó, giá bán thịt heo nhập từ Mỹ ra thị trường trong nước sẽ thấp hơn 20 - 25% so với trước và thấp hơn cả thịt trong nước. Giá nhập dao động từ 26.000 - 30.000 đồng/kg. Khảo sát giá thịt heo trên thị trường cho thấy, hiện sườn non của Mỹ thấp nhất 120.000 đồng/kg, trong khi sườn non heo trong nước giá thấp nhất đã là 140.000 đồng/kg. Trên thị trường, giá đậu nành của Mỹ bán bằng nửa giá đậu nành Việt Nam, khoảng 10.000 đồng/gói 500 gr, trong khi đậu nành Việt 20.000 đồng/gói 500 gr....

Mượn Việt Nam để tạm nhập tái xuất sang Trung Quốc

Số liệu từ cơ quan hải quan cho thấy, nông sản Mỹ đã và đang tăng nhập vào Việt Nam, tăng cao hơn gần 70% so cùng kỳ. Cụ thể, trong nửa đầu năm nay, nhóm hàng nông thủy sản từ Mỹ nhập vào Việt Nam tăng mạnh so cùng kỳ năm ngoái. Tính hết tháng 6 năm nay, Việt Nam đã chi 116 triệu USD mua hàng rau quả từ Mỹ, tăng đến 70% so cùng kỳ; chi hơn 5 triệu USD mua các loại hạt bánh kẹo, tăng 66% và chi 47 triệu USD mua hàng thủy hải sản, tăng 67%.
 
Việc tăng trưởng quá mạnh hàng nhập từ Mỹ theo ông Đoàn Ngọc Thơ, có thể từ một số nhà kinh doanh từ Trung Quốc vào Việt Nam mua hàng nhập từ Mỹ mang về nước nhằm né thuế chứ nhu cầu thị trường trong nước không thể tăng mạnh vậy. Đối chiếu sẽ thấy, mặt hàng mà Trung Quốc mua mạnh từ Mỹ là các loại hạt. Đây cũng chính là nhóm hàng VN tăng nhập đột biến từ Mỹ vào Việt Nam trong thời gian qua.
Hiện thuế nhập khẩu hàng nông sản từ Mỹ vào Việt Nam từ 0 - 5%, trong khi đó, hạt đậu tương từ Mỹ vào Trung Quốc thuế áp lên đến 25%. Cộng thêm một loạt hàng nông sản của Mỹ không được bán vào Trung Quốc nữa, chắc chắn thị trường Trung Quốc thiếu hàng hóa trầm trọng.
 

 

♦ CÁC TIN KHÁC
THẾ GIỚI CẦN KHUNG QUẢN LÝ CHẶT CHẼ VỀ CHỈNH SỮA GEN NGƯỜI.  (21-03-2019)
WHO kêu gọi thế giới thiết lập một khung kiểm soát chặt chẽ nhằm phát triển những tiêu chuẩn toàn cầu về quản lý và giám sát hoạt động chỉnh sửa gen người.
ĐỀ CAO VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG NHÂN ĐẠO.  (20-03-2019)
Ngày Sức khỏe răng miệng thế giới là sự kiện quốc tế được tổ chức vào ngày 20/3 hằng năm, với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trên toàn cầu về vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng và tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng.
NHIỀU HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM.  (20-03-2019)
Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bản lẻ Việt Nam do Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) được tổ chức. Nhiều hạn chế, bất cập của thị trường bán lẻ Việt Nam đã được đưa ra thảo luận.
NHẬT BẢN CẤM BỐ MẸ ĐÁNH ĐÒN CON CÁI.  (19-03-2019)
Chính phủ Nhật Bản hôm nay (19/3) thông qua kế hoạch sửa đổi luật phòng chống lạm dụng trẻ em và cấm bố mẹ, người giám hộ trừng phạt thể xác con cái.
KHÁI NIỆM MARKETING SINH LỜI (PROFITABLE MARKETING).  (19-03-2019)
Khái niệm “marketing sinh lời” (Profitable Marketing) không mới đối với cộng đồng những người làm marketing quốc tế, nhưng vẫn còn tương đối mới mẻ tại thị trường Việt Nam.