MỘT SỐ THÓI QUEN ĂN UỐNG CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE

Ăn mớm hay nhai mớm là cách ăn mà người ăn được người khác nhai hộ. Cách ăn này không phổ biến, nhưng vẫn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lứa tuổi như: trẻ em, thanh niên, người cao tuổi. Đối với trẻ em là được bón cơm nhai, người già ăn trầu nhai (trầu giã), còn tuổi trẻ, rất nhiều thứ giống như ăn nhai và ăn mớm,…

Trẻ ăn cơm mớm hoặc cơm nhai thường xảy ra với các gia đình mẹ đi làm, trẻ nhỏ ở nhà với ông bà, bà là người nhai cơm cho trẻ ăn. Hiện nay, nói đến cách ăn này có lẽ nhiều người cảm thấy lạ lùng và ngỡ ngàng, nhưng điều đó vẫn xảy ra ở một số vùng nông thôn, vùng núi.

Ăn cơm mớm (cơm nhai) là người lớn súc một thìa cơm cho vào miệng nhai, khi cơm đã được nghiền nát, lấy thêm thức ăn và nhai tiếp cho thức ăn nghiền nát cùng với cơm rồi bón cho trẻ ăn. Cơm nhai khô hay ướt hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật người nhai.

Người lớn nhai cơm cho trẻ, vì trẻ chưa có răng, chưa đến nhóm tuổi ăn cơm. Khi trẻ ăn cơm mớm, thức ăn dễ tiêu hoá hơn, vì nó đã được nghiền nát và miếng cơm nhai có cả nước bọt của người nhai.

Ngoài việc bón cơm nhai, một số người còn mớm uống nước và nước hoa quả cho trẻ. Thói quen cho trẻ ăn cơm mớm không đảm bảo vệ sinh, không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Khi trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai vô hình dung đã bị lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm của người nhai cơm qua con đường ăn uống, đường hô hấp. Một số bệnh điển hình có thể lây truyền qua con đường này là:

- Bệnh lỵ amip: Bệnh lỵ lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường tiêu hóa. Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi họ tiếp xúc với nhau. Những người mang mầm lỵ amip ở kẽ móng tay. Khi cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai người nhai cơm hay dùng tay để bón cho trẻ.

Khi dùng đũa cá nhân tránh để đũa chạm vào những phần thức ăn còn lại, gắp nhanh, dứt khoát, không khua khoắng đảo lộn thức ăn.

- Bệnh viêm gan: Viêm gan lây truyền chủ yếu qua phân, miệng, dịch tá tràng,… Khi nhai cơm nước bọt, dịch tá tràng của người bị viêm gan có thể truyền bệnh cho trẻ qua con đường ăn uống.

- Bệnh màng não cầu là một loại song cầu khuẩn khư trú ở mũi, họng. Bệnh lây theo đường hô hấp khi hít phải bụi, nước bọt, đờm dãi chứa màng não cầu được thải ra từ mũi họng người bệnh và người mang mầm bệnh.

- Vi khuẩn HP dạ dày lây qua đường miệng - miệng được coi là nguyên nhân lây nhiễm HP phổ biến nhất. Do thói quen ăn uống chấm chung bát nước mắm, chung canh, chung thức ăn và “gắp thức ăn cho nhau” cũng làm lây nhiễm vi khuẩn HP.

Thói quen ăn uống của người Việt tưởng như thân tình nhưng lại là con đường để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nhanh nhất.

Để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn từ người mang mầm bệnh sang người khỏe mạnh cần có thói quen đảm bảo vệ sinh cá nhân trong ăn uống như:

- Không dùng chung nước chấm, nếu tiếp thức ăn cho người khác nên dùng đôi đũa mới (đũa chỉ dùng để tiếp thức ăn).

- Món ăn bắt buộc phải dùng chung, nên để vào đó một chiếc thìa (muỗng) sạch dùng chung.

Vì vậy không nên cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai mà cho trẻ ăn các thức ăn chế biến phù hợp với từng nhóm tuổi, lứa tuổi sao cho dễ tiêu hóa và hấp thu.

Với người cao tuổi nghiện ăn trầu cau, nhưng răng đã yếu và rụng, không thể nhai được. Một số người trẻ hơn có răng tốt, chắc và khỏe đã nhai hộ cho đến khi trầu cau dập nát, đưa cho người cao tuổi nhai tiếp. Thói quen này cũng thường xảy ra ở những vùng nông thôn và không có lợi cho sức khỏe. Lứa tuổi thanh niên thỉnh thoảng, thậm chí cũng xảy ra hiện tượng giống như ăn nhai, ăn mớm. Hành động đó, thường xảy ra với những đôi thanh niên (nam, nữ) đang có tình cảm thân thiết với nhau, đang khẳng định họ có thể chung sống và sống chết cùng nhau. Việc làm đó cũng không tốt cho sức khỏe.

Người Việt khi ăn uống thông thường có thói quen chấm chung một bát nước mắm/bát muối, dùng đũa của mình tiếp thức ăn cho người khác để tỏ sự tôn trọng với người lớn và sự hiếu khách. Một số người còn dùng đũa đang ăn của mình “khua khoắng” hết miếng này đến miếng khác trên đĩa thức ăn, bát canh trước khi gắp được một miếng ưng ý.

♦ CÁC TIN KHÁC
NỀN TẢNG LÝ TƯỞNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ.  (10-06-2019)
Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã công bố báo cáo “Nền kinh tế số tại Đông Nam Á: Gia cố nền tảng cho tăng trưởng tương lai”.
BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA CÁC TỶ PHÚ TỰ THÂN NỔI TIẾN THẾ GIỚI.  (10-06-2019)
Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg, Richard Branson và Warren Buffett đều là những tỷ phú tự thân nổi tiếng với bí quyết thành công đáng học hỏi.
HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG CHẤT LƯỢNG CAO TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2030.  (10-06-2019)
Kết quả nghiên cứu của Báo cáo mong là sẽ có những đóng góp hữu ích cho Chính phủ Việt Nam trong quá trình xây dựng Chiến lược 10 năm và Kế hoạch 5 năm đầy đủ cơ sở hơn.
CÔNG BẰNG NHƯ NGÂN HÀNG SỐ.  (10-06-2019)
Một ngân hàng nhỏ hoàn toàn có thể cạnh tranh sòng phẳng, thậm chí bỏ xa những thành viên quy mô triệu tỷ đồng trong phát triển ngân hàng số.
PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU KHI KHỞI NGHIỆP.  (10-06-2019)
Phần lớn công ty start-up không quan tâm đến việc định vị thương hiệu trong thời gian đầu. Họ không biết rằng, xây dựng định vị rõ ràng sẽ giúp họ tăng năng lực cạnh tranh, thu hút được những khách hàng trung thành và chất lượng hơn.