LẦN ĐẦU TIÊN KỂ TỪ NĂM 2008, MỸ GIẢM MẠNH LÃI SUẤT

Sau phiên họp chính sách kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa quyết định hạ 0,25% với lãi suất tham chiếu. Theo đó, các mức lãi suất này hiện về quanh 2 - 2,25%. Đây là lần đầu tiên cơ quan này giảm lãi suất kể từ năm 2008. Quan chức Fed cho rằng việc điều chỉnh là cần thiết để giữ nền kinh tế vững mạnh, đặc biệt trong bối cảnh bị hạn chế về công cụ đối phó suy thoái khi lãi suất hiện ở mức thấp kỷ lục.

 Fed cho biết sẽ tiếp tục theo dõi số liệu và "hành động thích hợp" để duy trì đà tăng trưởng kinh tế dài nhất lịch sử của Mỹ

Chủ tịch Fed Jerome Powell trong họp báo hôm qua. Ảnh: Reuters

Họ cũng công bố kế hoạch chấm dứt quá trình giảm quy mô bảng cân đối kế toán từ hôm nay (1/8), sớm hơn 2 tháng so với dự kiến.Việc hạ lãi suất đã được dự báo từ lâu. Nhà đầu tư ban đầu vui mừng trước thông tin này. Sau đó, chứng khoán Mỹ lao dốc khi Chủ tịch Fed Jerome Powell ám chỉ họ chỉ hạ lãi suất một lần. "Chúng tôi đang nghĩ tới việc điều chỉnh chính sách giữa chu kỳ. Tôi muốn phân biệt điều này với việc bắt đầu một chu kỳ giảm lãi kéo dài", ông cho biết. Wall Street cuối phiên tăng trở lại khi Fed Jerome Powell nói rõ rằng sẽ tiếp tục giảm sớm, nhưng quá trình giảm sẽ không dài.  

Nhiều tháng nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Powell chưa làm đủ để kích thích kinh tế Mỹ. Hôm thứ Hai, ông còn cho rằng Fed "toàn hành động sai" và "chỉ hạ lãi suất một chút là không đủ". Hôm qua, vài giờ sau thông báo của Fed, Tổng thống Mỹ tiếp tục lên trang cá nhân cho biết "Như thường lệ, Powell lại làm chúng ta thất vọng", dù đồng tình với việc giảm lãi suất.

Từ đầu năm, Fed đã phải theo đuổi chính sách linh hoạt hơn để đối phó với bất ổn ngày càng tăng từ bên ngoài. Quan chức Fed lo ngại nhất về thương mại. Căng thẳng thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc tác động đến cả đầu tư và thương mại toàn cầu. Dù vậy, kinh tế Mỹ hiện cũng có nhiều tín hiệu ổn định. Cả tăng trưởng việc làm, doanh số bán lẻ và tăng trưởng kinh tế gần đây đều cao hơn dự báo.

♦ CÁC TIN KHÁC
LÝ DO NGĂN ĐÔNG NAM Á TRỞ THÀNH CÔNG XƯỞNG CỦA THÉ GIỚI.  (15-04-2019)
Làn sóng các công ty chạy khỏi Trung Quốc làm dấy lên hy vọng khu vực Đông Nam Á lân cận sẽ trở thành công xưởng tiếp theo của thế giới nhưng tự động hóa đang cản trở điều đó.
CỐ GẮNG NGĂN CHẶN ĐẠI DỊCH CO ĐƠN ĐANG DIỄN RA TRÊN KHẮP THẾ GIỚI DÙ LÀ NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.  (15-04-2019)
Số liệu của Statistic Korea cho thấy hàn Quốc có đến 5,6 triệu hộ gia đình đơn thân năm 2017, chiếm 29% tổng số hộ gia đình toàn quốc, cao hơn rất nhiều tỷ lệ 15,5% năm 2000. Hãng Statistic Korea thậm chí dự báo con số này có thể đạt 36% năm 2045.
NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU SẼ SUY GIẢM TỒI TỆ NHẤT TRONG 8 NĂM.  (15-04-2019)
Khó lòng lạc quan khi khoảng 70% nền kinh tế toàn cầu (đánh giá dựa trên GDP) được dự báo sẽ phải chứng kiến sự sụt giảm, theo báo cáo mới nhất của IMF. Kể từ năm 2011, đây được coi là cuộc suy thoái đồng bộ có độ phủ sóng cao nhất.
CÔNG CUỘC BÁN LẺ CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.  (14-04-2019)
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với sự tham gia của nhiều nhà phân phôi lớn. Tuy nhiên, dư địa thị trường vẫn còn nhiều cơ hội cho những người đến sau nếu họ biết tận dụng công nghệ và sự khác biệt.
AL VÀ BLOCKCHAIN TẠO RA GIÁ TRỊ ĐỘT PHÁ CHO DOANH NGHIỆP.  (14-04-2019)
Trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain đang len lỏi thông qua các ứng dụng trong đời sống, tạo giá trị đột phá cho doanh nghiệp và xã hội.