GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP.

Đối với DN, cần cải thiện tính minh bạch, công khai thông tin; nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, nâng cao khả năng áp dụng công nghệ… để tăng khả năng tiếp cận vốn.

Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn của DN trong thời gian tới, theo đại diện Bộ Tài chính, trước hết, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách về hỗ trợ cho DN tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ các định chế tài chính Nhà nước.

Đồng thời, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; xây dựng cơ chế hỗ trợ cho DN theo hướng đơn giản hóa về thủ tục cho vay và điều kiện vay, tài sản bảo đảm; tăng cường năng lực tài chính cho các định chế tài chính Nhà nước, qua đó nâng cao khả năng hỗ trợ tốt hơn cho DN.

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhằm kiểm soát lạm phát ở mức độ hợp lý, bảo đảm lãi suất và tỉ giá hối đoái ổn định; tập trung thực hiện và triển khai đồng bộ các giải pháp theo đề án tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế; rà soát, hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế được mở rộng vay vốn theo năng lực kinh doanh và thực lực tài chính, đa dạng các kênh, hình thức tiếp cận vốn tín dụng cho DN.

Mặt khác, xây dựng định hướng tăng trưởng tín dụng hàng năm, có sự điều chỉnh theo thực tế, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, nhằm đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, góp phần đạt được mục tiêu về tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, đại diện VCCI cũng cho rằng cung cách quản lý, quản trị DN còn có khiếm khuyết và bất cập, thiếu minh bạch trong hoạt động tài chính, nên nhiều DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa, chưa thể thuyết phục các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chấp nhận cung cấp tín dụng.

Mặt khác, nhiều DN vẫn còn khó khăn và loay hoay trong việc tiếp cận và triển khai các chương trình, chính sách cho vay của Nhà nước. Công tác cải cách thủ tục hành chính và các hoạt động hỗ trợ DN phát triển sản xuất, kinh doanh tại một số địa phương chưa đạt được hiệu quả cao, phần nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của DN.

Bên cạnh đó, nhiều DN, đặc biệt DN nhỏ và vừa, chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn do năng lực tài chính còn hạn chế, thiếu vốn đối ứng; dự án, phương án sản xuất, kinh doanh thiếu khả thi, sản xuất tự phát, khả năng hoàn vốn thấp. Công tác hạch toán kế toán thiếu chuyên nghiệp, thông tin tài chính thiếu minh bạch, trong khi đó lại thiếu tài sản đảm bảo, hạn chế khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Đồng quan điểm, đại diện Bộ Tài chính cho biết thêm, hiện nay, các DN đang tiếp cận vốn thông qua các định chế tài chính Nhà nước, gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam và khoảng 40 quỹ tài chính Nhà nước, như Quỹ Hỗ trợ phát triển DN nhỏ và vừa, Quỹ Bảo lãnh tín dụng…

Tuy nhiên, cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn cho khối DN nhỏ và vừa còn hạn chế, như: Chưa phát triển đồng bộ, vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện, một số cơ chế, chính sách còn chậm thay đổi so với tình hình thực tế; một số cơ chế, chính sách tuy được ban hành nhưng vẫn còn chưa hoàn toàn khả thi; năng lực tài chính của các định chế tài chính còn hạn chế, quy mô còn nhỏ.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
LÝ DO NGĂN ĐÔNG NAM Á TRỞ THÀNH CÔNG XƯỞNG CỦA THÉ GIỚI.  (15-04-2019)
Làn sóng các công ty chạy khỏi Trung Quốc làm dấy lên hy vọng khu vực Đông Nam Á lân cận sẽ trở thành công xưởng tiếp theo của thế giới nhưng tự động hóa đang cản trở điều đó.
CỐ GẮNG NGĂN CHẶN ĐẠI DỊCH CO ĐƠN ĐANG DIỄN RA TRÊN KHẮP THẾ GIỚI DÙ LÀ NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.  (15-04-2019)
Số liệu của Statistic Korea cho thấy hàn Quốc có đến 5,6 triệu hộ gia đình đơn thân năm 2017, chiếm 29% tổng số hộ gia đình toàn quốc, cao hơn rất nhiều tỷ lệ 15,5% năm 2000. Hãng Statistic Korea thậm chí dự báo con số này có thể đạt 36% năm 2045.
NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU SẼ SUY GIẢM TỒI TỆ NHẤT TRONG 8 NĂM.  (15-04-2019)
Khó lòng lạc quan khi khoảng 70% nền kinh tế toàn cầu (đánh giá dựa trên GDP) được dự báo sẽ phải chứng kiến sự sụt giảm, theo báo cáo mới nhất của IMF. Kể từ năm 2011, đây được coi là cuộc suy thoái đồng bộ có độ phủ sóng cao nhất.
CÔNG CUỘC BÁN LẺ CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.  (14-04-2019)
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với sự tham gia của nhiều nhà phân phôi lớn. Tuy nhiên, dư địa thị trường vẫn còn nhiều cơ hội cho những người đến sau nếu họ biết tận dụng công nghệ và sự khác biệt.
AL VÀ BLOCKCHAIN TẠO RA GIÁ TRỊ ĐỘT PHÁ CHO DOANH NGHIỆP.  (14-04-2019)
Trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain đang len lỏi thông qua các ứng dụng trong đời sống, tạo giá trị đột phá cho doanh nghiệp và xã hội.