CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ TRONG NGÀY NẮNG.

Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng của trẻ còn yếu kém thời tiết nắng nóng rất dễ làm trẻ bị mắc bệnh và nhiều tác động không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Phần lớn trẻ dưới 5 tuổi, mọi nhu cầu của bản thân đều phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ hay người chăm sóc. Việc chăm sóc thích hợp, đặc biệt là vào những những lúc thời tiết quá nóng sẽ góp phần giúp trẻ thích nghi tốt hơn với thời tiết, cải thiện sức đề kháng và giúp trẻ luôn khỏe mạnh trong suốt thời kỳ nắng nóng. Theo ThS.BS Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1.

Chăm sóc thiết yếu và đúng cách giúp trẻ phòng bệnh:

- Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt: như rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đùa. Thói quen này sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình. Rửa tay được xem như "liều vaccine miễn phí" cho mọi người.

- Chăm sóc trẻ tích cực hơn: mang khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra đường. Hằng ngày nên nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ vài lần bằng dung dịch nước muối loãng Natri Clorit 0,9% để làm sạch mũi, mắt sau khi trẻ ra ngoài đường và có nguy cơ hít phải bụi bẩn, tiếp xúc chất gây ô nhiễm.

- Không để trẻ chơi đùa ngoài trời nắng quá lâu; tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì khoảng thời gian này có nhiều tia bức xạ nguy hại cho trẻ, khi cần đi ra nắng hay đi học nhắc trẻ phải đội mũ, nón rộng vành.

- Cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết: khi ở nhà và cả khi ở trường. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng nước thiết yếu cho trẻ trong ngày vào khoảng 50 - 60ml tính trên mỗi kilogram thể trọng trong 24 giờ.

- Tạo môi trường sống trong lành và an toàn: giữ môi trường thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Thực hiện việc phát quang môi trường để loại bỏ những nơi nước đọng, ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, phụ huynh cần tạo thói quen ngủ mùng, tham gia phong trào diệt lăng quăng…để thực hiện tốt phương châm "nhà không lăng quăng thì không bệnh sốt xuất huyết".

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với thời tiết nắng nóng giúp trẻ khỏe mạnh:

- Tăng cường lượng dịch uống để bồi hoàn lượng nước cần thiết, nhất là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như: nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội, nước rau má, nước mía… giúp cơ thể trẻ luôn luôn mát mẻ và có sức đề kháng tốt nhằm chống chọi với bệnh tật.

- Thực hiện tốt việc "nuôi con bằng sữa mẹ" cũng là biện pháp chủ động nâng cao sức đề kháng cho trẻ, nhất là trẻ nhỏ và trẻ nhũ nhi vì sữa mẹ ngoài dưỡng chất quan trọng còn có một lượng kháng thể rất dồi dào giúp trẻ luôn khỏe mạnh.

- Tăng cường các loại chè và canh bổ dưỡng: vừa giúp trẻ giải nhiệt mùa nắng nóng, cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Đồng thời, giúp trẻ ăn, uống dễ dàng thuận lợi hơn để cơ thể trẻ luôn được cung cấp đầy đủ chất bổ dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Sử dụng tiện nghi làm mát môi trường hợp lý:

Thời tiết nắng nóng làm nhiệt độ môi trường bên ngoài luôn tăng cao. Nhiều gia đình cố gắng tạo điều kiện cho trẻ được thoải mái và dễ chịu qua việc cho trẻ vui chơi sinh hoạt trong phòng máy lạnh. Tuy nhiên, nếu không chú ý những nguyên tắc căn bản hoặc sử dụng không điều độ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Cụ thể, nếu cho trẻ sử dụng máy lạnh trong thời gian kéo dài quá mức (trên 4 tiếng) và nhiệt độ phòng quá lạnh sẽ làm cho đường hô hấp của trẻ bị khô. Từ đó khiến cho sức đề kháng của trẻ bị giảm nên trẻ sẽ dễ bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm mũi xuất tiết... Trẻ sẽ bị sốt, ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ăn uống kém làm sức khỏe càng sụt giảm.

Nếu có nhu cầu sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, phụ huynh nên để nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài vừa phải, không chênh lệch quá nhiều. Nhớ cho trẻ uống đủ nước để khỏi bị khô họng, nhất là khi ngồi lâu trong phòng điều hòa nhiệt độ để tránh cho trẻ khỏi ngạt mũi, viêm họng, đau đầu, chóng mặt.

Khi định ra ngoài phòng lạnh nên từ từ mở rộng cửa, đợi 2 - 3 phút sau mới ra khỏi phòng để cơ thể có thời gian thích nghi với sự chuyển đổi không khí bên ngoài.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

 

♦ CÁC TIN KHÁC
BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP KHI TIẾP XÚC VỚI TIA CỰC TÍM.  (07-05-2019)
Những tia cực tím, đặc biệt vào các ngày nắng gắt có cường độ cao, có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho làn da con người.
NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU GÂY UNG THƯ PHỔI.  (06-05-2019)
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi. Những người hút thuốc nhiều và trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh cao.
NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG.  (06-05-2019)
Công việc văn phòng kéo dài 8 giờ mỗi ngày khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải và gây ra một số bệnh lý vì phải ngồi lâu, liên tục.
10 QUỐC GIA DẪN ĐẦU VỀ KHAI THÁC DẦU KHÍ NGOÀI KHƠI.  (05-05-2019)
Khai thác dầu khí ngoài khơi là ngành công nghiệp trị giá hàng triệu đô la. Hiện nay các quốc gia trên toàn thế giới vẫn đang xây dựng và phát triển các hạ tầng cơ sở năng lượng ngoài khơi. Dưới đây là 10 quốc gia dẫn đầu về khai thác dầu mỏ.
ĐỐI TƯỢNG THẤT BẠI TRONG KHỞI NGHIỆP CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM.  (05-05-2019)
Những năm gần đây, khởi nghiệp đã trở thành một phong trào trong giới trẻ. Tuy nhiên, theo những số liệu của thế giới thì tỷ lệ thành công của khởi nghiệp chỉ đạt cỡ 10%. Vậy chúng ta có nên có giải pháp hỗ trợ các start-up thất bại?