11 VẬT DỤNG QUEN THUỘC TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN DÙNG CHUNG.

Bấm móng tay, hoa tai, nhíp,... là những món đồ bạn không nên dùng chung, kể cả với người thân thiết trong gia đình, vì có thể gây lây nhiễm vi khuẩn có hại.

Bấm móng tay:

Bạn không thể nhìn thấy nhưng có một lượng lớn vi khuẩn, virus và vi sinh vật nấm trên ngón tay và móng tay. Do đó, bấm móng tay có thể trở thành nơi nhiễm trùng cao. Việc sử dụng công cụ cắt móng tay của người khác sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nấm và virus HPV.

Son dưỡng môi:

Dưới bề mặt của môi cũng có các mạch máu. Do đó, vi khuẩn hoặc virus dễ dàng xâm nhập cơ thể qua bộ phận này. Virus herpes có thể được truyền từ người này sang người khác khi dùng chung son dưỡng hoặc son môi, ngay cả khi người mang mầm bệnh không có triệu chứng rõ ràng.

Hoa tai:

Có rất nhiều mạch máu trong tai. Đó là lý do bạn rất dễ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu chỉ bằng cách đeo hoa tai của người bạn nào đó. Lần tới, khi mượn hoa tai của người khác, bạn hãy lau sạch chúng bằng cồn trước khi sử dụng.

Nhíp:

Nếu bạn sử dụng nhíp của người khác để nhổ lông ngoài da, điều đó không đáng lo ngại. Nhưng nếu để chảy máu, công cụ này có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Trong trường hợp đó, nhíp có thể là vật mang mầm bệnh viêm gan C và HIV. Nếu không có lựa chọn nào khác khi bắt buộc phải dùng chung nhíp, hãy rửa kỹ bằng cồn.

Xà phòng:

Vi sinh vật luôn bao phủ quanh xà phòng sau mỗi lần sử dụng, không chỉ các vi khuẩn vô hại mà cả các virus nguy hiểm. Điều tồi tệ nhất là nó luôn đặt trong đĩa ướt, độ ẩm sẽ tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm và virus. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, hãy sử dụng xà phòng dạng lỏng.

Lược chải tóc:

Đừng đưa lược của bạn cho bất kỳ ai và không sử dụng của người khác. Nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng như chấy, ghẻ và thậm chí là nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Nếu bắt buộc phải dùng chung lược, bạn hãy làm sạch bằng chất khử trùng.

Lăn khử mùi:

Đồ vật này có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là nếu vi khuẩn xâm nhập vết thương nhỏ sau khi cạo lông. Lăn khử mùi giúp loại bỏ mùi hôi nhưng không thể ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn. Do đó, bạn nên chọn lăn khử mùi có thành phần kháng khuẩn và không dùng chung với người khác, ngay cả người thân trong gia đình.

Khăn:

Vật dụng này là nơi sản sinh của vi trùng, đặc biệt khi nó được treo trong phòng tắm có độ ẩm cao. Nếu khăn có mùi mốc, điều đó có nghĩa nó đã nhiễm nấm và vi khuẩn. Những chiếc khăn như vậy có thể lây nhiễm cho người khác nếu dùng chung, gây phát ban, mụn trứng cá và viêm kết mạc. Để loại bỏ mối nguy hiểm này, hãy giặt khăn sau 4-5 lần sử dụng và luôn để khô hoàn toàn.

Bông tắm:

Một chiếc bông tắm thường không có thời gian để khô hoàn toàn giữa các lần sử dụng. Do đó, đây là môi trường phát triển tuyệt vời cho các vi khuẩn tương tự như trong khăn. Hãy làm khô bông tắm sau mỗi lần sử dụng, không dùng chung với người khác và thông gió phòng tắm mỗi ngày.

Tai nghe:

Dùng tai nghe của người khác có thể gây ra sự phát triển của vi khuẩn trong tai. Nguy cơ tăng lên nếu bạn sử dụng chúng trong khi tập thể dục: Nhiệt và độ ẩm góp phần đẩy nhanh sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, nếu dùng chung tai nghe, các vi khuẩn như streptococcus và staphylococcus sẽ xâm nhập vào tai, gây nhiễm trùng, mụn nhọt và mụn mủ. Trong trường hợp dùng chung, hãy lau sạch bằng cồn.

Cọ trang điểm:

Tránh dùng chung các sản phẩm trang điểm tiếp xúc chất lỏng cơ thể như nước mắt, niêm mạc mũi, nước bọt, máu hoặc mụn mủ. Điều đó có nghĩa tốt hơn bạn không nên dùng chung bút kẻ mắt, phấn mắt, mascara, kem che khuyết điểm, phấn trang điểm, son môi và phấn mắt. Ngoài ra, không nên cho bất cứ ai mượn cọ trang điểm và không bao giờ sử dụng sản phẩm mẫu trong cửa hàng mỹ phẩm.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
THẾ GIỚI CẦN KHUNG QUẢN LÝ CHẶT CHẼ VỀ CHỈNH SỮA GEN NGƯỜI.  (21-03-2019)
WHO kêu gọi thế giới thiết lập một khung kiểm soát chặt chẽ nhằm phát triển những tiêu chuẩn toàn cầu về quản lý và giám sát hoạt động chỉnh sửa gen người.
ĐỀ CAO VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG NHÂN ĐẠO.  (20-03-2019)
Ngày Sức khỏe răng miệng thế giới là sự kiện quốc tế được tổ chức vào ngày 20/3 hằng năm, với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trên toàn cầu về vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng và tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng.
NHIỀU HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM.  (20-03-2019)
Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bản lẻ Việt Nam do Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) được tổ chức. Nhiều hạn chế, bất cập của thị trường bán lẻ Việt Nam đã được đưa ra thảo luận.
NHẬT BẢN CẤM BỐ MẸ ĐÁNH ĐÒN CON CÁI.  (19-03-2019)
Chính phủ Nhật Bản hôm nay (19/3) thông qua kế hoạch sửa đổi luật phòng chống lạm dụng trẻ em và cấm bố mẹ, người giám hộ trừng phạt thể xác con cái.
KHÁI NIỆM MARKETING SINH LỜI (PROFITABLE MARKETING).  (19-03-2019)
Khái niệm “marketing sinh lời” (Profitable Marketing) không mới đối với cộng đồng những người làm marketing quốc tế, nhưng vẫn còn tương đối mới mẻ tại thị trường Việt Nam.