8 CÁCH TỰ NHIÊN GIÚP CÂN BẰNG LƯỢNG ESTROGEN CHO CƠ THỂ.

Phụ nữ chưa tới tuổi dậy thì và tiền mãn kinh là những người có nguy cơ cao về hàm lượng estrogen thấp. Tuy nhiên, phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể phải trải qua tình trạng đó.

Một số triệu chứng phổ biến của hàm lượng estrogen thấp bao gồm:

- Dễ "bốc hỏa"

- Thay đổi tính khí

- Buồn rầu chán nản

- Đau đầu (thậm chí đau nửa đầu)

- Thiếu tập trung

- Hành kinh không đều hoặc thậm chí có chu kỳ  bị mất kinh

- Viêm nhiễm đường sinh dục

- Đau rát khi sinh hoạt tình dục (do âm đao bị khô)

- Yếu xương hay gãy xương (Vì estrogen hoạt động cùng với can-xi, ma giê và vitamin D, thiếu hụt sẽ gây nên loãng xương)

Vậy làm thế nào để phòng sự thiếu hụt estrogen? Liệu có phương pháp nào để làm tăng hàm lượng estrogen?

Phương pháp nâng cao hàm lượng estrogen

1. Kiểm tra hàm lượng estrogen:

Bạn cần thăm khám bác sỹ. Đó là việc đầu tiên bạn cần làm để xin lời khuyên của bác sỹ. Ngay cả khi bạn khởi động kế hoạch hay bất kỳ phương pháp nào nhằm nâng cao hàm lượng estrogen.

Hãy xét nghiệm máu về nồng độ FSH (hormone kích thích buồng trứng) để xác định hàm lượng estrogen. Bạn có thể thử liệu pháp estrogen sau khi đã tham vấn bác sỹ.

Bao gồm việc uống viên nang, bôi gel cục bộ, dán màng da hormone tổng hợp hoặc hormone thay thế sinh học. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng lựa chọn loại hormone thay thế phù hợp với cơ thể mình.

2. Thay đổi chế độ ăn:

Hệ thống nội tiết của bạn cần một cơ thể khỏe mạnh để sản xuất hàm lượng estrogen thích hợp. Hãy ăn uống lành mạnh với các thực phẩm chứa estrogen thực vật như đậu phụ, đậu tương, đậu nành Nhật Bản, đậu Hà Lan, đậu bơ, nam việt quất, quả mơ, mận khô, bông cải xanh, xup-lơ, hạt lanh, hạt bí đỏ sống, giá cỏ ba là đỏ, giá đỗ xanh và ngũ cốc toàn hạt.

Thêm vào đó, bạn cần giảm ăn đường vì nó có thể gây nên mất cân đối hormone. Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu magiê hoặc các chất bổ sung ma giê giúp thúc đẩy sản xuất estrogen.

3. Tăng cân lành mạnh:

Thiếu cân cũng có thể cản trở khả năng sản xuất estrogen trong cơ thể bạn. Cơ thể bạn cần chất béo để sản sinh các hormone. Một vận động viên điền kinh có trọng lượng cơ thể dưới 45 kg có thể bị mất kinh vì hàm lượng estrogen thấp.

4. Thử dùng chất bổ sung từ dâu chế dục (Chasteberry):

Loại dâu thảo dược này có ảnh hưởng đến hàm lượng estrogen. Nhưng bạn nên tham vấn bác sỹ trước khi sử dụng, vì cho tới nay, nghiên cứu đối với vấn đề này còn khiêm tốn. Bạn cũng cần tránh dùng loại dâu này khi bạn đang uống thuốc tránh thai hay sử dụng thuốc điều trị bệnh Parkinson.

5. Uống trà thảo mộc:

Người ta đã biết một số trà thảo mộc giúp tăng cường hàm lượng estrogen, bao gồm có ba lá đỏ, cỏ linh lăng, cây hoa bia, cam thảo, cỏ xạ hương, cỏ roi ngựa, cây cọ lùn. Bạn có thể ngâm các thảo mộc trong nước nóng khoảng 5 phút rồi uống. Dấu hiệu đễ nhận biết bạn đang kích thích sản sinh nhiều estrogen chính là vú đau.

Chè xanh và chè đen có chứa estrogen thực vật cũng có thể giúp tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể.

6. Bỏ hút thuốc:

Hút thuốc có thể gây tác động có hại đối với hệ thống nội tiết của bạn, làm hạn chế khả năng sản xuất estrogen.

7. Thử uống cà phê:

Các nghiên cứu cho biết hững phụ nữ uống hơn 200 mg cafeine trong 1 ngày có hàm lượng estrogen cao hơn những người không uống. Tuy nhiên, bạn không nên uống hơn 400 mg cafeine trong ngày.

8. Tập thể dục nhẹ:

Tập thể dục nặng sẽ làm sụt giảm hàm lượng estrogen. Tập thể dục đều đặn có thể loại trừ nguy cơ bị ung thư vú và giúp tăng tuổi thọ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo hàm lượng estrogen không quá cao vì nó có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe khác.

Có thể thấy, thiếu hụt estrogen là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn không có gì phải lo lắng. Bằng những biện pháp điều trị và chăm sóc thích hợp, bạn có thể phục hồi sức khỏe một cách lành mạnh. 

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
NHỮNG CHÚ Ý KHI DÙNG GIÁ ĐỖ MÀ BẠN CẦN BIẾT.  (17-06-2019)
Giá đỗ là loại thực phẩm có tính thanh mát, giải nhiệt và giàu khoáng chất, xơ rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, giá đỗ cũng là loại rau dễ nhiễm độc và gây tác hại với một số đối tượng người tiêu dùng.
UỐNG BỘT TRÀ XANH CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE.  (17-06-2019)
Matcha rất giàu các chất chống oxy hóa. Cụ thể, nó chứa một lượng chất chống oxy hóa tập trung, có thể làm giảm tổn thương tế bào và ngăn ngừa bệnh mãn tính.
NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG NÊN BẢO QUẢN TRONG TỦ LẠNH.  (15-06-2019)
Chúng ta thường tin rằng tủ lạnh là nơi an toàn để lưu trữ thực phẩm từ thịt, cá tới hoa quả, và thậm chí là nước uống. Trên thực tế, điều này chỉ đúng một phần. Bởi nếu bạn bảo quản thực phẩm sai cách thì ngay cả tủ lạnh cũng không giúp thức ăn của bạn tươi ngon và an toàn.
TRIỆU CHỨNG ĐẦU TIÊN NHẬN BIẾT UNG THƯ VÒM HỌNG.  (15-06-2019)
Khi nói về nguyên nhân ung thư vòm họng, có rất nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó có yếu tố di truyền. Người ta đã nghiên cứu về những gene trội trong di truyền của những người cha hoặc mẹ đã bị ung thư vòm họng, kết quả con cái cũng sẽ có nguy cơ ung thư vòm họng.
NHỮNG NHÓM THỰC PHẨM GIÚP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG MỤN.  (14-06-2019)
Bên cạnh việc làm sạch da và dùng các sản phẩm trị mụn, chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi đám mụn.