CỐ GẮNG NGĂN CHẶN ĐẠI DỊCH CO ĐƠN ĐANG DIỄN RA TRÊN KHẮP THẾ GIỚI DÙ LÀ NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.

Số liệu của Statistic Korea cho thấy hàn Quốc có đến 5,6 triệu hộ gia đình đơn thân năm 2017, chiếm 29% tổng số hộ gia đình toàn quốc, cao hơn rất nhiều tỷ lệ 15,5% năm 2000. Hãng Statistic Korea thậm chí dự báo con số này có thể đạt 36% năm 2045.

Trong khi Anh và nhiều nước Phương Tây đang cố gắng ngăn chặn đại dịch cô đơn thì tại Châu Á, những nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc cũng đang phải vật lộn với vấn đề tương tự.

Anh Park Ki Woong, một nam giới 32 tuổi quê ở Busan đã chuyển lên sống ở thủ đô Seoul-Hàn Quốc được 12 năm. Suốt quãng thời gian này anh đều sống 1 mình. Ban đầu thì có vẻ không quen nhưng anh dần thích nghi với tình trạng đó.

Dẫu vậy, với độ tuổi ngày càng lớn, anh Park dần cảm thấy bất thường với tình trạng cô độc của mình.

Nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc cũng đang phải vật lộn với vấn đề đại dịch cô đơn.

"Mặc dù tôi ăn ngủ hay xem tivi một mình đều cảm thấy dễ dàng nhưng khi năm tháng trôi qua, cảm giác cô đơn nhiều khi trào lên trong tâm trí tôi vào những lúc bất ngờ nhất. Ví dụ khi đi làm về muộn và bật đèn trong nhà, tôi chợt cảm thấy mình là kẻ cô độc nhất thế gian", anh Park thú nhận.

Thậm chí tình trạng cô đơn khiến anh Park giờ đây phải đi gặp bác sĩ tâm lý mỗi tuần 1 lần do trầm cảm.

"Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm của tôi nhưng tôi nghĩ mình có lẽ sẽ khá hơn nếu có ai đó để nói chuyện cũng như tâm sự mỗi ngày", anh Park nói.

Câu chuyện của anh Park không phải cá biệt khi số liệu của Statistic Korea cho thấy hàn Quốc có đến 5,6 triệu hộ gia đình đơn thân năm 2017, chiếm 29% tổng số hộ gia đình toàn quốc, cao hơn rất nhiều tỷ lệ 15,5% năm 2000. Hãng Statistic Korea thậm chí dự báo con số này có thể đạt 36% năm 2045.

Tương tự, khảo sát của Hankook Research cho thấy 46% người trưởng thành tại Hàn Quốc năm 2018 cảm thấy thường xuyên cô đơn, trong khi 44% đôi khi cảm thấy cô độc.

Cô Lee Ji Soo là 1 sinh viên đã sống độc thân suốt 6 năm qua ở Seoul. Cô biết rằng rất nhiều bạn cùng lứa cũng đang lâm vào tình cảnh tương tự giống mình nên đã tụ hội những người độc thân lại để cùng ăn tối với nhau.

Bữa tối này thành công đến nỗi cô đã thành lập nên nhóm "Jingy’s Table" chuyên tổ chức các buổi tụ họp cho những người độc thân. Qua những trang mạng xã hội, cô Lee tụ tập từ 10-12 người hàng tháng để cùng nấu nước nói chuyện, chia sẻ khó khăn, kết bạn với nhau hoặc thậm chí là tìm hiểu đối phương.

Hiện Hàn Quốc có rất nhiều những chương trình hay các nhóm nhỏ tổ chức cho người cô đơn như vậy. Thậm chí đài truyền hình còn thực hiện chương trình "Everyone’s Kitchen" để nói về những bữa tối cho người cô đơn.

"Con người sinh ra vốn để tương tác với mọi người nên 1 người sống cô đơn rất cần sự trợ giúp từ xã hội", Giáo sư tâm lý Kwak Keum Joo của trường đại học quốc gia Seoul nói.

Trước thực trạng cô đơn gia tăng, chính phủ Hàn Quốc đã tổ chức 12 chương trình trợ giúp cho người độc thân tại Seoul năm 2018. Cụ thể, những người cô độc có thể tham gia các buổi làm quà lưu niệm, du lịch, thể thao, nấu nướng… để quên đi cuộc sống lẻ loi 1 mình.

Những chương trình này thực sự có ích cho cộng đồng Hàn Quốc, nhất là đối với những người cao tuổi cô độc. Ông Lee, một cụ ông hơn 60 tuổi đã gia nhập chương trình vào năm 2018 và cảm thấy cực kỳ vui vẻ bất chấp những cách biệt về tuổi tác.

Năm 2019, chính quyền thành phố Seoul cho biết sẽ đầu tư 300 triệu Won (264.300 USD) cho những chương trình dành cho người độc thân trong năm 2019.

Không riêng tại thủ đô Seoul, thành phố Busan-Hàn Quốc cũng đang đau đầu với nạn cô đơn. Khoảng 34% số hộ gia đình tại đây là đơn thân. Hiện chính quyền địa phương đã phải xây dựng chỉ số cô đơn và bản đồ những người sống độc thân để khoanh vùng các khu vực trọng điểm, qua đó tìm kiếm những biện pháp đối phó.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA ĐƯỢC THỰC THI.  (22-04-2019)
Nhiều chính sách pháp luật quy định giành cho người lao động vẫn không được thực thi. 20 điểm quan trọng người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình là rất cần thiết cho mọi người lao động.
NÓI ÍT ĐI - NGHĨ NHIỀU HƠN.  (19-04-2019)
Càng trưởng thành và trải đời, chúng ta càng thấu hiểu sâu sắc những đạo lý dành cho người chiến thắng cuối cùng.
SAI LẦM TAI HẠI CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG THƯỜNG MẮC PHẢI.  (19-04-2019)
Nếu nghĩ rằng người tài giỏi không bao giờ phạm sai lầm, bạn hoàn toàn sai. Sự thật là ai cũng mắc sai lầm. Chỉ có điều, người thông minh sẽ thừa nhận, còn người kẻ ngu ngốc thì không.
KHÔNG TRÙ LIỆU ĐƯỢC NHỮNG ĐƯỢC - MẤT, XIN ĐỪNG KHỞI NGHIỆP.  (19-04-2019)
Đa phần, những người khởi nghiệp lần đầu thường không có nhiều tiền, có người chẳng có một xu trong tay. Nếu dự án của bạn đủ hấp dẫn, chắc chắn nhà đầu tư "cá mập" sẽ bu đến, nhưng 90% ý tưởng khởi nghiệp đều nhạt nhẽo và không mang tính khả thi nên không một ai đầu tư cho bạn. Với start up, tiền là máu không có nó dự án sẽ chết yểu.
NHỮNG THÓI QUEN LÀNH MẠNH CÓ THỂ GÂY HẠI NẾU LẠM DỤNG.  (18-04-2019)
Lối sống lành mạnh là mục tiêu mà nhiều người đang hướng đến. Nhưng một số thói quen lành mạnh khi thực hiện quá thường xuyên và quá mức lại có thể gây hại.