THEN CHỐT GÓP PHẦN NÂNG HẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

Sức hút vốn ngoại đẩy khả năng nâng hạng thị trường:

Việt Nam được giới đầu tư đánh giá là điểm đến của dòng vốn quốc tế khi là thị trường IPO hàng đầu Đông Nam Á với kết quả 2,6 tỷ USD trong năm 2018.

Nhưng đó là khi hàng hóa bán là hàng tốt và ai cũng muốn mua. Vậy làm sao để bán được những mặt hàng nhỏ hơn, chất lượng hấp hơn? Đó là hãy cho các nhà đầu tư biết cả giỏ hàng đều tốt, thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Hiện có 3 tổ chức lớn về xếp hạng là S&P Down Jones, Russell và MSCI. Theo đánh giá mới nhất của MSCI năm 2018, Việt Nam mới đạt 8/17 tiêu chí để có cơ hội nâng hạng thị trường. Những tiêu chí chưa đạt được phải kể đến như giới hạn sở hữu nước ngoài, quy định dòng vốn luân chuyển, room còn lại cho nhà đầu tư nước ngoài…, đa số là các tiêu chí về khả năng tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài với cổ phiếu, doanh nghiệp, thị trường.

Năm 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam được FTSE đưa vào danh sách xem xét nâng hạng. Rất có thể năm 2019 sẽ có bước tiến tiếp theo và một trong các mấu chốt được khuyến nghị nhiều nhất cần cải thiện là nới room với sở hữu nước ngoài trong nhiều lĩnh vực.

Một báo cáo của Quỹ PXP Vietnam đã nêu rõ những nhiều điểm còn khiến thị trường Việt Nam thiếu hấp dẫn như Nghị định này cho phép công ty có room ngoại hơn 49% nhưng luật kia sẽ đánh thuế cao hơn với các công ty này.

Tuy nhiên, đấy chưa phải là rào cản lớn nhất. Bởi có quan điểm cho rằng việc nới lỏng cho các nhà đầu tư ngoại sẽ dẫn tới những hệ quả khó lường như mất quyền quản trị nhưng theo các chuyên gia, đây chỉ là "cởi mở" chứ không phải "thả lỏng".

Hiện nay, room trung bình của nhà đầu tư nước ngoài là 49%, với tài chính ngân hàng là 30%. Theo các chuyên gia, ở lĩnh vực tài chính có thể nới room khi cung và cầu đang gặp nhau.

Bước tiến lớn nhất trong Luật Chứng khoán sửa đổi dự kiến trình Quốc hội xem xét và thông qua năm nay là nâng sở hữu lên 100% trừ khi ngành nghề đặc thù có quy định riêng và không còn điều khoản phụ thuộc vào điều lệ doanh nghiệp.

Các quốc gia phải thay đổi để được nâng hạng thị trường:

Để được nâng hạng thị trường, những nền kinh tế lớn trên thế giới như Trung Quốc còn mất đến 3 năm mới được xếp hạng lên thị trường mới nổi hay nhiều quốc gia khác thậm chí còn phải có cả những đạo luật để cải tổ, thay đổi ngành chứng khoán.

Để đáp ứng điều kiện nâng hạng thị trường, Trung Quốc đã có những bước nới lỏng về quy định và cải cách thị trường.

Hay để được chấp nhận vào MSCI thị trường mới nổi năm 2018 Saudi Arabia phải mở rộng cửa để dòng tiền đầu tư đổ vào các thị trường chứng khoán này, bao gồm việc bán cổ phần tại công ty dầu mỏ Saudi Aramco thuộc sở hữu của chính phủ. Các nhà phân tích ước tính Saudi Arabia sẽ thu được khoảng 35 tỷ USD từ các nhà quản lý tiền trên toàn thế giới.

Hay để Pakistan được nâng hạng lên thị trường mới nổi, năm 2016 một đạo luật mới được thông qua nằm sửa đổi các quy định về ngành chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư và Pakistan sáp nhập 3 sàn chứng khoán Karachi, Lahore và Islamabad thành một sàn giao dịch chứng khoán duy nhất là Sở giao dịch chứng khoán Pakistan. Tháng 1/2016, cơ chế E-voting được thông qua. Dự kiến dòng tiền từ 300 đến 500 triệu USD vào thị trường này.

Hoàn thiện các tiêu chí để được nâng hạng, đó là việc TTCK Việt Nam đã, đang và sẽ làm. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy không phải cứ đáp ứng 100% các tiêu chí mới được nâng hạng. Như TTCK Trung Quốc không có công bố thông tin bằng tiếng Anh mà lại bằng tiếng Trung hay Saudi Arabia được nâng hạng đơn giản là vì nhà đầu tư ngoại không muốn để tuột cơ hội trong đợt IPO của trong những công ty lớn nhất trên thế giới, Sabi Aramco.

Vì những lý do đó, Việt Nam đang được giới quan sát đánh giá là một ví dụ rất hoàn hảo trên phương diện tổng thể về vĩ mô và vi mô để được thêm vào danh mục theo dõi của MSCI

Sản xuất Giấykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
TĂNG NGUỒN NHÂN LỰC CÓ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.  (15-04-2019)
Kinh tế tư nhân Việt Nam đã có bước phát triển cả về lượng và chất. Tuy nhiên sự phát triển này vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản.
LÝ DO NGĂN ĐÔNG NAM Á TRỞ THÀNH CÔNG XƯỞNG CỦA THÉ GIỚI.  (15-04-2019)
Làn sóng các công ty chạy khỏi Trung Quốc làm dấy lên hy vọng khu vực Đông Nam Á lân cận sẽ trở thành công xưởng tiếp theo của thế giới nhưng tự động hóa đang cản trở điều đó.
CỐ GẮNG NGĂN CHẶN ĐẠI DỊCH CO ĐƠN ĐANG DIỄN RA TRÊN KHẮP THẾ GIỚI DÙ LÀ NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.  (15-04-2019)
Số liệu của Statistic Korea cho thấy hàn Quốc có đến 5,6 triệu hộ gia đình đơn thân năm 2017, chiếm 29% tổng số hộ gia đình toàn quốc, cao hơn rất nhiều tỷ lệ 15,5% năm 2000. Hãng Statistic Korea thậm chí dự báo con số này có thể đạt 36% năm 2045.
NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU SẼ SUY GIẢM TỒI TỆ NHẤT TRONG 8 NĂM.  (15-04-2019)
Khó lòng lạc quan khi khoảng 70% nền kinh tế toàn cầu (đánh giá dựa trên GDP) được dự báo sẽ phải chứng kiến sự sụt giảm, theo báo cáo mới nhất của IMF. Kể từ năm 2011, đây được coi là cuộc suy thoái đồng bộ có độ phủ sóng cao nhất.
CÔNG CUỘC BÁN LẺ CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.  (14-04-2019)
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với sự tham gia của nhiều nhà phân phôi lớn. Tuy nhiên, dư địa thị trường vẫn còn nhiều cơ hội cho những người đến sau nếu họ biết tận dụng công nghệ và sự khác biệt.