TỶ PHÚ ẤN ĐỘ ỦNG HỘ TỪ THIỆN 7.5 TỶ ĐÔ LA.

Người đàn ông giàu thứ 2 Ấn Độ vừa ủng hộ quỹ từ thiện mang tên mình hàng tỉ đô la. Và đây được coi là khoản từ thiện lớn nhất từ trước tới nay tại đất nước này.

Premji hiện 73 tuổi và có tổng tài sản lên tới 18 tỉ đô la theo công bố của Bloomberg về Danh sách các tỉ phú toàn cầu.

Ông là người Ấn đầu tiên tham gia vào phong trào “Cho đi” được khởi xướng bởi tỉ phú Bill Gates và Warren Buffett nhằm khuyến khích các tỉ phú trên thế giới đồng ý giao phó phần lớn tài sản của mình vào quỹ từ thiện.

Tỷ phú công nghệ Ấn Độ Premji vừa quyết định ủng hộ 7,5 tỉ đô la vào quỹ từ thiện.

Azim Premji, tỉ phú và là Chủ tịch hãng công nghệ Wipro vừa chuyển số cổ phần trong công ty công nghệ này trị giá 7,5 tỉ đô la vào quỹ từ thiện mang tên chính ông. Tỉ phú công nghệ này cho đến nay đã đóng góp tổng số 21 tỉ đô la vào Quỹ Azim Premji trong vài năm qua bao gồm 67% số cổ phần của ông tại Wipro.

Premji chiếm tới 80% tổng số “tiền quyên góp lớn” của tất cả các tỉ phú Ấn Độ trong năm tài chính 2018. “Tiền quyên góp lớn” được định nghĩa là khoản quyên góp từ hơn 1,4 triệu đô la trở lên. Hàng năm các cá nhân ở Ấn Độ thường ủng hộ khoảng 6,2 tỉ đô la cho quỹ từ thiện.

Wipro được thành lập bới Premji từ năm 1945, ban đầu là nhà sản xuất dầu thực vật, sau đó chuyển đổi sang lĩnh vực công nghệ vào những năm 80 dưới sự lãnh đạo của Premji. Từ đó công ty này trở thành công ty IT lớn nhất Ấn Độ với hơn 160.000 nhân lực trên toàn cầu và hơn 1.200 khách hàng từ bán lẻ đến hàng không.

Quỹ của Premji tập trung vào việc thúc đẩy giáo dục và quản lý trường đại học có tên Premji tại Bangalore. Việc quyên góp thêm tiền của tỉ phú này sẽ được dùng một phần để mở trường đại học thứ 2 và nhờ đó các hoạt động từ thiện khác sẽ phát triển mạnh hơn nữa.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
TÁC HẠI CỦA BUI MỊN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE.  (21-03-2019)
Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí từ lâu đã được cảnh báo. Có thể nói, đây là 1 vấn nạn ở hầu hết tất cả các thành phố lớn trên thế giới. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tác hại không nhỏ của việc ô nhiễm không khí sẽ tác động lớn đến sức khỏe của con người.
THẾ GIỚI CẦN KHUNG QUẢN LÝ CHẶT CHẼ VỀ CHỈNH SỮA GEN NGƯỜI.  (21-03-2019)
WHO kêu gọi thế giới thiết lập một khung kiểm soát chặt chẽ nhằm phát triển những tiêu chuẩn toàn cầu về quản lý và giám sát hoạt động chỉnh sửa gen người.
ĐỀ CAO VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG NHÂN ĐẠO.  (20-03-2019)
Ngày Sức khỏe răng miệng thế giới là sự kiện quốc tế được tổ chức vào ngày 20/3 hằng năm, với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trên toàn cầu về vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng và tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng.
NHIỀU HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM.  (20-03-2019)
Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bản lẻ Việt Nam do Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) được tổ chức. Nhiều hạn chế, bất cập của thị trường bán lẻ Việt Nam đã được đưa ra thảo luận.
NHẬT BẢN CẤM BỐ MẸ ĐÁNH ĐÒN CON CÁI.  (19-03-2019)
Chính phủ Nhật Bản hôm nay (19/3) thông qua kế hoạch sửa đổi luật phòng chống lạm dụng trẻ em và cấm bố mẹ, người giám hộ trừng phạt thể xác con cái.