TUYẾN VẬN TẢI VEN BIỂN VIỆT NAM- CAMPUCHIA-THÁI LAN DỰ KIẾN ĐƯỢC TRIỀN KHAI.

Cục Hàng hải VN đề nghị các DN vận tải biển đánh giá nguồn hàng, hành khách, đề xuất loại hình phương tiện, bến cảng phù hợp để đăng ký tham gia tuyến ven biển Việt Nam - Campuchia - Thái Lan.

Cục Hàng hải VN vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp (DN) vận tải và hiệp hội trực thuộc về việc đăng ký tham gia tuyến vận tải ven biển giữa Việt Nam, Campuchia và Thái Lan.

Văn bản số 732 do Phó Cục trưởng Nguyễn Đình Việt ký cho biết, thực hiện văn bản số 268 của Bộ GTVT về triển khai kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan, trên cơ sở thống nhất hoàn thiện dự thảo Hiệp định về vận tải ven biển giữa Việt Nam, Campuchia và Thái Lan, Cục Hàng hải VN đề nghị các DN vận tải biển phối hợp với chủ hàng đánh giá nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách để đăng ký tham gia tuyến ven biển từ các cầu, bến cảng của Việt Nam đến các cang Campuchia, Thái Lan và ngược lại.

Cục Hàng hải VN đề nghị các DN vận tải biển đánh giá nguồn hàng, hành khách, đề xuất loại hình phương tiện, bến cảng phù hợp để đăng ký tham gia tuyến ven biển Việt Nam - Campuchia - Thái Lan.

“Từ cơ sở nghiên cứu đánh giá, các DN có thể phản ánh những khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ sở hạ tầng như: tuyến đường kết nối, thiết bị bốc dỡ hàng hóa,... và thủ tục hành chính, đề xuất đến cơ quan có thẩm quyền hướng xử lý, điều chỉnh hiệu quả”, văn bản nêu.

Cục Hàng hải VN cũng yêu cầu các DN vận tải đề xuất các phương tiện vận chuyển phù hợp (loại tàu, cỡ tàu vận chuyển, hành khách, loại hàng hóa vận chuyển) để tuyến vận tải ven biển có được công năng vận tải tốt nhất.

Các cảng vụ hàng hải sẽ làm việc với các DN vận tải, các hiệp hội và chủ hàng trong khu vực để phổ biến chủ trương mở tuyến ven biển Việt Nam - Campuchia - Thái Lan, kịp thời hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tích cực tham gia vào quá trình mở tuyến.

Vận tải thủy Việt Nam - Campuchia tăng trưởng mạnh sau 10 năm mở tuyến:

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trịnh Thế Cường, Trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải (Cục Hàng hải VN) cho biết, tuyến vận tải thủy qua biên giới Việt Nam - Campuchia được mở từ năm 2009 theo Hiệp định vận tải thủy giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.

“Sau gần 10 năm thông thương, tuyến vận tải này đã giúp các phương tiện thủy chở hàng hóa, chở khách du lịch theo tuyến sông Tiền, sông Hậu cũng có thể chạy thẳng qua biên giới, đến tận Thủ đô Phnom Penh. Theo thống kê, trung bình hàng năm có hơn 1 triệu tấn hàng hóa (chủ yếu là xăng, dầu, bê tông, thức ăn chăn nuôi, phân bón,..) được vận chuyển giữa hai nước. Tính đến nay, hàng hóa xuất khẩu bằng container đã tăng hơn 2,5 lần so với năm đầu tiên (2009) mở tuyến, đạt mức hơn 10 nghìn Teus/năm và dự kiến tuyến vận tải thủy bằng container sang Campuchia có tiềm năng khoảng 100 nghìn TEUs/năm”, ông Cường thông tin.

Theo đại diện Công ty Gemadept Shipping, tuyến vận tải Việt Nam - Campuchia không chỉ tăng sự kết nối giao thương, khơi thông vận tải tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà còn đóng vai trò quan trọng trong kết nối, gom hàng cho các tàu lớn tại cụm cảng biển Cái Mép - Thị Vải.

“Tuy vậy, hiện các DN vận tải thủy đang mất nhiều thời gian cho việc xin thủ tục xuất cảnh khi tàu đi thẳng từ Việt Nam đến Campuchia nhưng phải làm thủ tục hai lần”, đại diện này nói.

Liên quan đến phản ánh trên, mới đây, Cục Hàng hải VN đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT sớm có giải pháp tháo gỡ. Cục Hàng hải VN cho biết, hiện các DN vận tải bằng phương tiện thủy nội địa từ các cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải, TP. Hồ Chí Minh đi cảng Phnom Penh (Campuchia) qua cửa khẩu Vĩnh Xương - An Giang, Thường Phước - Đồng Tháp.

Căn cứ vào Hiệp định giữa hai nước và nghị định liên quan, các cảng vụ hàng hải căn cứ xác nhận hoàn thành thủ tục trên bản khai chung tàu rời cảng của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại khu vực (biên phòng, hải quan, kiểm dịch y tế,..) giải quyết thủ tục cho phương tiện xuất cảnh và cấp giấy phép rời cảng đến cảng đích là cảng phía Campuchia.

Mặc dù vậy, hiện tại, dù các cơ quan quản lý chuyên ngành đã xây dựng quy trình cho phương tiện làm thủ tục để xuất cảnh đi Campuchia nhưng không thực hiện thủ tục xuất cảnh cho phương tiện thủy nội địa đi Campuchia mà chỉ xác nhận đến Thường Phước, Đồng Tháp. Do đó, trên giấy phép rời cảng từ TP. Hồ Chí Minh không ghi “cảng đích là Phnom Penh” như trước đây khiến DN phải làm thêm một lần nữa với giấy phép rời cảng tại biên giới Thường Phước để ghi “cảng đích là PhnomPenh” trong cùng chuyến hành trình.

Trước thực trạng trên, Cục Hàng hải VN kiến nghị Bộ GTVT giao cho Cục Hàng hải có ý kiến bằng văn bản tới các cơ quan liên quan để thống nhất thủ tục xuất cảnh cho phương tiện thủy nội địa một lần theo đúng quy định tại Hiệp định giữa hai nước.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

♦ CÁC TIN KHÁC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LIÊN TỤC BỊ KHÓI MỜ MỊT BAO PHỦ  (23-09-2019)
Người dân TP HCM những ngày qua ra đường cảm giác cay mắt, còn bầu trời liên tục có màu trắng đục. Nhiều người thắc mắc: không khí đang bị ô nhiễm?
CÁCH KHỐNG CHẾ VIÊM PHẾ QUẢN THÀNH CÔNG  (19-09-2019)
Kết hợp tinh hoa Y học cổ truyền với Y học hiện đại, các nhà khoa học đã bào chế ra sản phẩm có chiết suất từ Lá Hen cùng các dược liệu quý khác giúp giảm đờm, ho, khó thở giảm tái phát đợt cấp hen suyễn, viêm phế quản mạn, COPD có tên Bảo Khí Khang.
MUA NÔNG SẢN MỸ GIÁ RẺ HƠN  (28-08-2019)
Việc Trung Quốc tuyên bố ngừng mua mọi hàng hóa nông nghiệp từ Mỹ đang đặt ra khả năng nông sản Mỹ sẽ tăng mạnh vào Việt Nam trong thời gian tới.
Ô TÔ VIỆT NAM ĐẠI HẠ GIÁ  (27-08-2019)
Thị trường ô tô Việt Nam sắp bước vào “thời kỳ vàng son” bởi tỷ lệ sở hữu xe tăng nhanh. Nếu không nắm bắt được thời cơ sẽ bị xe nhập khẩu thôn tính, cơ hội để phát triển công nghiệp ô tô không còn.
Các đại gia Việt ồ ạt tung tiền vào một lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.  (26-08-2019)
Tỷ phú Việt đổ tiền vào cuộc chơi Việt Nam đang dẫn đầu thế giới. Đây cũng là nền tảng để giúp kinh tế tăng nhanh và bền vững nếu chất lượng dịch vụ của các đại gia được đảm bảo.