DOANH NGHIỆP CÓ QUYỀN QUYẾT ĐỊNH NỘI DUNG CON DẤU.

Nhiều ý kiến cho rằng quy định pháp luật đang có sự chồng chéo. Luật doanh nghiệp trao quyền quyết định việc sử dụng con dấu cho doanh nghiệp, khiến một số DN hiểu rằng DN có thể dùng con dấu hoặc không. Tuy nhiên, tại nhiều văn bản, thông tư lại bắt buộc phải có dấu.

Trên thế giới, chỉ có 7 quốc gia còn sử dụng con dấu. Với các DN xuất nhập khẩu, việc sử dụng con dấu chỉ thêm thủ tục, không có nhiều nghĩa trong kinh doanh.

Hội thảo cũng bàn luận nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân như Nhà nước cần nhanh chóng thoái vốn khỏi các lĩnh vực không cần thiết. Thay vào đó, cần tập trung nâng cao hiệu quả quản lý, mở đường thông thoáng cho DN tư nhân tự do kinh doanh.

Trước đó, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị nghiên cứu thêm các quy định để phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý và sử dụng con dấu cũng như có biện pháp bảo đảm con dấu có giá trị pháp lý và không bị giả mạo.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm quyền tự chủ về hình thức, nội dung và quản lý, sử dụng con dấu. Đồng thời, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2015.

Từ những ngày trước, anh Tô Minh Tiến - Tư vấn Công ty chế biến lâm sản Quang Thành đã chủ động đăng ký sớm để hôm nay có thể nhận được con dấu của doanh nghiệp mình. Bởi theo anh, trong trường hợp mất đăng ký mẫu dấu, cơ quan công an sẽ hỗ trợ để doanh nghiệp đăng ký lại con dấu.

Tuy nhiên anh Tiến vẫn băn khoăn: “Thuận tiện hơn thì có, nhưng tôi nghĩ để cho cơ quan công an quản lý con dấu vẫn tốt hơn. Trong trường hơp DN khắc con dấu nhưng không gửi đăng ký mẫu dấu lên Sở Kế hoạch và Đầu tư, mà DN đó cầm con dấu đi ký các hợp đồng khác nhau thì giá trị hợp đồng đó ai chịu trách nhiệm?".

Trước những băn khoăn này, phóng viên tìm đến cơ sở khắc dấu Tinh hoa - một đơn vị đã gần 60 năm chế tạo các con dấu theo quy định của Bộ Công an, nhưng bản thân đơn vị cũng phải từ chối nhiều đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đăng Quý, Chủ tịch HTX công nghiệp Tinh hoa khắc dấu nói: “Đến giờ phút này các đơn vị khắc dấu chưa nhận được một thông tư nào của Sở Công an hoặc Bộ Công an rằng chúng tôi được phép tự ý làm tất cả các mẫu dấu theo quy định của các doanh nghiệp, thì các đơn vị đó không bao giờ dám làm".

Trong lúc khoảng 20 cơ sở khắc dấu tại Hà Nội theo quy định của Bộ Công an chưa có hướng dẫn, chưa dám nhận đơn đặt hàng thì tại một con phố, hàng chục cửa hàng đã sẵn sàng thỏa mãn đơn hàng.

Trong thời gian chờ những Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật doanh nghiệp mới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn 4211, ngày 26/6/2015 gửi đến các Sở để hướng dẫn, triển khai việc các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
ĐỐI TƯỢNG THẤT BẠI TRONG KHỞI NGHIỆP CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM.  (05-05-2019)
Những năm gần đây, khởi nghiệp đã trở thành một phong trào trong giới trẻ. Tuy nhiên, theo những số liệu của thế giới thì tỷ lệ thành công của khởi nghiệp chỉ đạt cỡ 10%. Vậy chúng ta có nên có giải pháp hỗ trợ các start-up thất bại?
BITCOIN TĂNG GIÁ TRONG 5 NGÀY LIÊN TIẾP.  (04-05-2019)
Giá Bitcoin đã tăng 60% so với hồi đầu năm và lên cao nhất nửa năm qua. Các đồng tiền số khác cũng đồng loạt tăng theo Bitcoin.
4 NGUỒN THU NHẬP QUYẾT ĐỊNH BẠN GIÀU HAY NGHÈO.  (04-05-2019)
Nếu mục tiêu của bạn là giàu có bạn phải tìm tới những nguồn thu nhập khiến mình trở nên giàu có. Chứ đừng đi sai cách và lệch hướng để rồi về già nói, "Giàu nghèo có số".
DỰ THẢO ĐIỀU CHỈNH TĂNG TUỔI NGHỈ HƯU TỪ NĂM 2021.  (04-05-2019)
Mới đây, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã công bố dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi. Một trong những điểm mới đáng chú ý của Dự thảo lần này là điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021.
LỘ TRÌNH HƯỚNG TỚI CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM.  (02-05-2019)
Trong hơn 30 năm qua, quá trình công nghiệp hóa tại Việt Nam đã đạt được tốc độ cao trong nhiều lĩnh vực kinh tế, bao gồm sản xuất, điện tử, dệt may, xây dựng, du lịch và khai khoáng. Giờ đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến ưa thích của các tập đoàn đa quốc gia đang đầu tư nhiều tỷ đô la vốn FDI vào các trung tâm sản xuất.