CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHAI GIA NHẬP CPTPP.

Để tận dụng được lợi ích từ Hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ chặt chẽ những quy định liên quan tới xuất xứ hàng hóa.

Hội thảo có sự tham gia của 200 đại biểu, trong đó có lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, cùng các doanh nghiệp trong ngành bị tác động bởi hiệp định như Dệt may, Da giày.

Tại hội thảo, nhiều khía cạnh, vấn đề mà doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt đã được đánh giá và phân tích chuyên sâu bởi các chuyên gia. Trong đó, điểm mấu chốt để doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi từ CPTPP là qui tắc xuất xứ hàng hóa đã được thảo luận trong buổi hội thảo.

Theo các chuyên gia, chỉ khi vượt qua được các đòi hỏi về nguyên tắc xuất xứ thì các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường mới được hưởng mức thuế ưu đãi có được từ CPTPP. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có ý thức tìm hiểu cụ thể và tuân thủ chặt chẽ các quy tắc xuất xứ để có thể xuất khẩu hàng hóa.

Hội thảo lần này giúp các ngành liên quan có sự chuẩn bị chiến lược để đón nhận nhiều lợi ích và giảm thiểu thách thức. Đây cũng là kênh kết nối các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia với doanh nghiệp Việt Nam, từ đó có những cải cách phù hợp, cải thiện môi trường kinh doanh.

Các doanh nghiệp gặp thách thức hay thuận lợi gì khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đây là những nội dung còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất nông sản như: lúa gạo, tôm, cá, trái cây của ĐBSCL.

Các chuyên gia cho biết, việc đọc hết bộ tài liệu CPTPP dày khoảng 150cm sẽ là điều không dễ dàng với các doanh nghiệp. Do đó, 2 vấn đề cần tìm hiểu quan trọng nhất là thuế và quy tắc xuất xứ hàng hóa, tức chương 2 và chương 3 của Hiệp định này. Ngoài ra, các doanh nghiệp trái cây nên tập trung vào chương 7; nông sản và thực phẩm chế biến thể hiện nhiều ở chương 20, 21; con tôm ở chương 6.

Thông tư số 03 về quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Bộ Công Thương ban hành bắt đầu có hiệu lực. Thông tư này hứa hẹn sẽ đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tới thị trường 10 nước theo Hiệp định. Mới đây, Bộ Công Thương đã phối hợp với tỉnh Hải Dương tổ chức buổi tập huấn về nội dung này cho hàng trăm doanh nghiệp đến từ khu vực phía Bắc.

Hiệp định CPTPP dành một chương cho ngành dệt may và quy định khá khắt khe. Trong khi các Hiệp định khác chỉ cần chứng minh 1 - 2 công đoạn có xuất xứ, thì Hiệp định CPTPP yêu cầu 3 công đoạn của ngành dệt may là sợi, vải và cắt may đều phải có xuất xứ từ 10 nước trong nội khối. Tuy nhiên, vẫn có những quy định linh hoạt khác cho sản phẩm dệt may không đáp ứng được tiêu chí xuất xứ.

Đối với nguyên phụ liệu khác, nếu không đạt được chứng nhận xuất xứ CPTPP, nhưng có giá trị gia tăng trong nội khối sẽ vẫn được cộng gộp để tính hàm lượng CPTPP có trong sản phẩm. Đại diện Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp phải lưu giữ hồ sơ chứng từ để chứng minh xuất xứ.

Đại diện Bộ Công thương cũng nhấn mạnh trong thời gian qua đã có không ít sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam bị các nước khởi xướng điều tra, vì nghi ngờ giải mạo xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế. Do vậy, các doanh nghiệp cần tuân thủ chặt chẽ về quy tắc xuất xứ để tránh trường hợp bị điều tra, làm ảnh hưởng đến cả ngành hàng hóa của mình.

Đối với Việt Nam, chăn nuôi được xác định là ngành chịu tác động nhiều nhất, đặc biệt khi đặt cạnh một số nước thành viên CPTPP có ngành chăn nuôi rất phát triển như Australia, New Zealand, Canada, Mexico... Ngành chăn nuôi phải thay đổi như thế nào trong bối cảnh mới, vừa để tận dụng được cơ hội, vừa để khắc phục những khó khăn và thách thức? Ông Nguyễn Xuân Dương - Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ thông tin thêm về vấn đề này.

san xuat giay, khăn giấy lau tay.

 

 

♦ CÁC TIN KHÁC
DỰ THẢO ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM.  (02-04-2019)
Bộ Tài chính đang dự thảo Đề án áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt Nam, trong đó đề xuất chia lộ trình áp dụng chuẩn Báo cáo tài chính quốc tế thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 2022 đến 2025; giai đoạn 2 từ sau 2025.
SỰ KIỆN CHỨNG KHOÁN ĐÁNG CHÚ Ý TRONG THỜI GIAN TỚI.  (02-04-2019)
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 3/4 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
Không dám “đụng đũa” trước những món ăn đẹp như tác phẩm nghệ thuật.  (01-04-2019)
Chị Laleh Mohmedi (35 tuổi) đã bất ngờ trở nên nổi tiếng khi biến những bữa ăn thường nhật của các con mình trở thành những tác phẩm nghệ thuật dễ thương và ngộ nghĩnh.
HẢI QUAN KHÔNG CÒN THU PHÍ THUẾ BẰNG TIỀN MẶT.  (01-04-2019)
Mục tiêu của việc làm này nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phòng chống tiêu cực trong hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu và tránh rủi ro trong bảo quản tiền.
HÃY COI TIỀN BẠC NHƯ MỘT CÔNG CỤ, ĐỪNG QUA PHỤ THUỘC.  (30-03-2019)
Khái niệm cơ bản được chôn sâu trong tiềm thức của chúng ta rằng nếu chúng ta nghèo, chúng ta nên tập trung vào việc sử dụng tiền cho những thứ chúng ta cần. Nếu dư dả, chúng ta có thể chi cho một chuyến đi sang chảnh hoặc một vật dụng đắt tiền nào đó.