PHƯƠNG PHÁP GHÉP TỦY ĐỘT BIẾN CÓ THỂ CHỮA KHỎI HIV.

Sau hóa trị và ghép tủy điều trị ung thư, các bác sĩ đã thực hiện chỉnh sửa gene CCR5 mà HIV thường nhận diện là tế bào miễn dịch để tấn công. Nhưng CCR5 được chỉnh sửa trở thành rào chắn phân tử khiến virus HIV không thể tấn công, nghĩa là chính việc ghép tủy xương mới đã chữa khỏi bệnh AIDS cho Timothy Ray Brown.

Kháng HIV nhờ đột biến gen CCR5:

Bệnh nhân này được chẩn đoán nhiễm HIV năm 2003, nhưng đã không điều trị thuốc kháng HIV cho tới tận năm 2012. Cùng năm 2012, anh ta bị chẩn đoán mắc ung thư lympho Hodgkin giai đoạn 4.

Giống như bất kỳ bệnh nhân nào khác trong bệnh cảnh khá đặc biệt của mình, các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân hy vọng có thể đạt được sự cân bằng hoàn hảo: tìm một người cho có gen kháng HIV có thể quét sạch cả bệnh ung thư và vi rút trong cùng một lần. 

Hầu hết chúng ta đều mang gen CCR5. Nó rất không hữu ích theo nhiều cách. Nó cản trở khả năng chúng ta sống sót và hồi phục sau đột quỵ, theo nghiên cứu gần đây. Nó cũng là gen mà HIV nhắm vào và sử dụng làm cứ điểm để xâm nhập vào hệ thống miễn dịch. 

Một số ít người trên thế giới mang đột biến CCR5, ngăn không cho gen biểu hiện, về cơ bản là ức chế gen hoàn toàn. 

Kết quả là, họ có sức đề kháng HIV một cách tự nhiên, mang lại cho họ danh hiệu “người kiểm soát ưu tú” - bởi vì họ tự nhiên “kiểm soát” vi-rút như thể đang dùng thuốc ức chế vi-rút. 

Tương tự bệnh nhân Berlin, các bác sĩ của bệnh nhân London đã tìm thấy một người hiến mang đột biến CCR5 (k  hoảng 1% người dân gốc Bắc Âu thừa hưởng được đột biến này từ cả cha và mẹ và miễn nhiễm với hầu hết HIV). Người hiến mang cả 2 bản sao của gen đột biến. 

Đây là điều “gần như không tưởng”, nhà nghiên cứu chính Ravindra Gupta, thuộc Đại học College London, nói. 

Thông thường, bệnh nhân HIV  sẽ phải dùng thuốc hàng ngày suốt đời để ức chế vi-rút. Khi ngừng thuốc, vi-rút sẽ quay trở lại, thường là trong 2-3 tuần  

Việc cấy ghép đã thay đổi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân London, mang đến đột biến và sức đề kháng HIV của người cho.

Bệnh nhân tự nguyện dừng thuốc HIV:

Bệnh nhân đã tự nguyện ngừng dừng thuốc HIV để xem liệu vi-rút có quay trở lại hay không - điều mà các bác sĩ thường không khuyến nghị vì nó không hiệu quả kể từ sau bệnh nhân ở Berlin. 

Hơn nữa, trường hợp của bệnh nhân Berlin hơi khác một chút: bệnh nhân đã ngừng dùng liệu pháp kháng retrovirus trước khi cấy ghép. Để thận trọng, các bác sĩ của bệnh nhân London vẫn cho bệnh nhân uống thuốc suốt thời gian đó. 

ART, được uống hàng ngày, ức chế vi rút để ngăn ngừa sự hồi sinh. Sau 6 tháng dùng thuốc hàng ngày, lượng vi rút xuống thấp đến mức không thể phát hiện được, và do đó không thể lây nhiễm cho bất kỳ ai khác. 

Với hầu hết các bệnh nhân, ngừng thuốc điều trị ARV trong một vài tuần sẽ khiến lượng vi rút tăng vọt. 

Nhưng điều này không xảy ra với bệnh nhân London. 

Các xét nghiệm không chỉ không tìm thấy dấu vết của vi-rút R5 (týp liên quan đến CCR5), mà còn không tìm thấy dấu vết của vi-rút X4, týp HIV hoàn toàn liên quan đến một gen khác. 

18 tháng sau khi ngừng thuốc, bệnh nhân vẫn không có HIV. 

Gero Hutter, bác sĩ người Đức đã điều trị cho bệnh nhân Berlin, gọi trường hợp mới là “tin tuyệt vời” và là “một mảnh ghép trong bức tranh điều trị HIV”.

san xuat giay, khăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
Thương mại sẽ là lĩnh vực được Canada dành ưu tiên tối đa cho Việt Nam.  (20-02-2019)
Ngày 19/2, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM đã tiếp tân Đại sứ Canada Deborah Paul nhân dịp bà bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam.
Những câu nói giúp bạn trưởng thành hơn.  (19-02-2019)
Bạn được nhận định trong cuộc sống này không phải bởi may mắn hay xui xẻo, mà là bởi phản ứng của bạn với vận mệnh xoay vần.
Công cụ giúp năng suất công việc được tăng cao.  (19-02-2019)
Thời gian và sức lực của con người là hữu hạn, đó là sự thật. Bạn không thể có nhiều hơn 24 giờ mỗi ngày và cơ thể của bạn dù khỏe đến mấy cũng cần được nghỉ ngơi. Chính bởi vậy, làm việc liên tục 24/7 chưa bao giờ bền vững. Nhưng mong muốn tăng năng suất và hiệu quả công việc của bạn trong năm mới này hoàn toàn chính đáng và có thể đạt được. Hãy cùng học hỏi các CEO sử dụng 16 công cụ tuyệt vời dưới đây. Đó chính là những trợ thủ đắc lực giúp các CEO có năng suất và hiệu quả công việc cực kỳ đáng khâm phục.
Chủ động điều hành giá ngay từ những tháng đầu năm.  (18-02-2019)
Tăng giá tiêu dùng trong năm 2019 được kỳ vọng sẽ gói gọn trong con số 4%. Tuy nhiên, công tác điều hành giá trong năm 2019 sẽ được triển khai thế nào để hỗ trợ cho mục tiêu đã đề ra đang là điều đáng phải bàn.
Châu Á thực hiện thành công ca mổ u não đầu tiên bằng robot tại Bệnh Viện 115  (16-02-2019)
Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 đã trở thành BV đầu tiên ở châu Á triển khai hệ thống robot này trong phẫu thuật thần kinh, sọ não. Đây thực sự là dấu ấn quan trọng của y khoa Việt Nam.