Lịch sử sản xuất giấy

Thành phần chính của giấy là xenluloza,  một loại polyme mạch thẳng và dài có trong gỗ, bông và các loại cây khác. Trong gỗ, xenluloza bị bao quanh bởi một mạng lignin cũng là polyme. Để tách xenluloza ra khỏi mạng polyme đó người ta phải băm gỗ thành các mẩu vụn rồi nghiền ướt các mẩu vụn này thành bột nhão. Bột giấy được rót qua sàng bằng lưới kim loại, nước sẽ chảy đi còn các sợi xenluloza liên kết với nhau thành tấm giấy thô. Tấm giấy thô này được đưa qua nhiều trục lăn để sấy khô, ép phẳng và xử lý hoàn thiện cho thích hợp với yêu cầu sử dụng. Chẳng hạn, giấy viết được tẩm chất chống thấm nước để ngăn mực viết không bị nhòe khi ta viết.

Nguyên liệu làm giấy chủ yếu từ gỗ

Phương pháp sản xuất giấy sơ khai khá đơn giản: người ta nghiền ướt các nguyên liệu từ sợi thực vật (như gỗ, tre, nứa...) thành bột nhão rồi trải ra từng lớp mỏng và sấy khô. Nhờ quá trình này các sợi thực vật sẽ liên kết với nhau tạo thành tờ giấy. Nhiều thế kỷ trôi qua, mãi đến giữa thế kỷ thứ 8 phát minh này của người Trung Hoa mới được phổ biến đến các nước Hồi giáo ở Trung Á. Sau đó, quy trình sản xuất giấy được du nhập vào châu Âu. Đến thế kỷ 14 các xưởng sản xuất giấy đã xuất hiện ở Tây Ban Nha, Italia, Pháp và Đức. Khi đó giấy được sản xuất bằng phương pháp thủ công, nguyên liệu là bông và vải lanh vụn.

Đầu thế kỷ 19, sản xuất giấy được cơ giới hóa ngày càng nhiều, năng suất lao động tăng cao và nhu cầu về nguyên liệu vải vụn cũng ngày càng tăng. Thật ra, nhu cầu về giấy và nguyên liệu làm giấy cũng đã liên tục tăng từ khi máy in được phát minh vào giữa thế kỷ 15. May mắn là, vào thời điểm các máy làm giấy xuất hiện người ta đã nghiên cứu gỗ để làm nguyên liệu sản xuất giấy thay cho vải vụn. Năm 1840 ở Đức người ta đã phát triển phương pháp nghiền gỗ thành bột giấy bằng thiết bị nghiền cơ học. Năm 1866 nhà hóa học Mỹ Benjamin Tighman đưa ra quy trình san xuất bột giấy bằng phương pháp hóa học, sử dụng Na2SO3 để nấu gỗ vụn thành bột giấy. Năm 1880 nhà hóa học Đức Carl F.Dahl phát minh ra phương pháp nấu bột giấy bằng Na2SO3 và NaOH. Từ lúc đó gỗ trở thành nguyên liệu chính để sản xuất giấy.

Quy trình sản xuất bột giấy bằng phương pháp nghiền cơ học là quy trình có hiệu quả thu hồi xenluloza cao nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng và không loại bỏ hết lignin, khiến chất lượng giấy không cao. Vì vậy quy trình này được áp dụng chủ yếu để sản xuất giấy in báo, khăn giấy, giấy gói hoặc các loại giấy chất lượng thấp khác. Trong sản xuất giấy ngày nay, quy trình Kraft được áp dụng phổ biến nhất. Tuy hiệu suất thu hồi xenluloza ở quy trình hóa học không cao bằng quy trình nghiền cơ học, nhưng quy trình hóa học này cho phép loại bỏ lignin khá triệt để, nên sản phẩm giấy có độ bền tương đối cao.

Một số chất xúc tác vô cơ cũng đang được sử dụng (Lượng dư lignin trong bột giấy làm cho giấy có màu nâu, vì vậy muốn sản xuất giấy trắng vàng chất lượng cao thì phải loại bỏ hết lignin) trong quy trình tẩy trắng giấy với xúc tác enzym  là xenluloza tiêu tốn ít năng lượng hay SiV2W10O40 - một loại polyoxometalat có khả năng oxy hóa lignin thành CO2 và nước và chuẩn bị đưa quy trình này ra áp dụng ở quy mô lớn, loại nấm trắng - đỏ có khả năng tiêu hóa lignin.

Ngày nay, mỗi năm có hàng trăm triệu tấn giấy được sản xuất trên toàn thế giới. Số lượng gỗ đựợc tiêu thụ cho sản xuất giấy là rất lớn, vì vậy con người cần có những biện pháp trồng và quản lý rừng sao cho có thể cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất giấy (và các sản phẩm gỗ khác) mà vẫn bảo tồn được các hệ sinh thái rừng.

sản xuất giấy vệ sinhkhăn giấy lau tay.

 

 

 

♦ CÁC TIN KHÁC
NHỮNG CHÚ Ý KHI DÙNG GIÁ ĐỖ MÀ BẠN CẦN BIẾT.  (17-06-2019)
Giá đỗ là loại thực phẩm có tính thanh mát, giải nhiệt và giàu khoáng chất, xơ rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, giá đỗ cũng là loại rau dễ nhiễm độc và gây tác hại với một số đối tượng người tiêu dùng.
UỐNG BỘT TRÀ XANH CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE.  (17-06-2019)
Matcha rất giàu các chất chống oxy hóa. Cụ thể, nó chứa một lượng chất chống oxy hóa tập trung, có thể làm giảm tổn thương tế bào và ngăn ngừa bệnh mãn tính.
NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG NÊN BẢO QUẢN TRONG TỦ LẠNH.  (15-06-2019)
Chúng ta thường tin rằng tủ lạnh là nơi an toàn để lưu trữ thực phẩm từ thịt, cá tới hoa quả, và thậm chí là nước uống. Trên thực tế, điều này chỉ đúng một phần. Bởi nếu bạn bảo quản thực phẩm sai cách thì ngay cả tủ lạnh cũng không giúp thức ăn của bạn tươi ngon và an toàn.
TRIỆU CHỨNG ĐẦU TIÊN NHẬN BIẾT UNG THƯ VÒM HỌNG.  (15-06-2019)
Khi nói về nguyên nhân ung thư vòm họng, có rất nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó có yếu tố di truyền. Người ta đã nghiên cứu về những gene trội trong di truyền của những người cha hoặc mẹ đã bị ung thư vòm họng, kết quả con cái cũng sẽ có nguy cơ ung thư vòm họng.
NHỮNG NHÓM THỰC PHẨM GIÚP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG MỤN.  (14-06-2019)
Bên cạnh việc làm sạch da và dùng các sản phẩm trị mụn, chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi đám mụn.