Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương , Việt Nam có nên chờ và kỳ vọng

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương , Việt Nam có nên chờ và kỳ vọng

Cuộc họp giữa 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 10-11 bất ngờ hoãn vào giờ chót khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau không đến dự, sau khi ông gặp người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe bên lề Hội nghị Cấp cao APEC ở Đà Nẵng

Hiện chưa có sự đồng thuận giữa 11 nước thành viên TPP theo người phát ngôn của Thủ tướng Justin Trudeau cho biết. "Chúng tôi đã đạt tiến triển nhưng không vội hoàn tất đàm phán. Một số quốc gia vẫn còn một số vấn đề chưa tìm được tiếng nói chung, trong đó có Canada" - người phát ngôn này giải thích.

Nhưng một ngày trước đó, các quốc gia TPP (tạm gọi là TPP-11) đã đạt một số thỏa thuận ban đầu làm trỗi lên kỳ vọng về TPP.

TPP-11 sẽ có hiệu lực ngay sau khi tất cả quốc gia thành viên gồm Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam, Nhật Bản, Canada và Mexico phê chuẩn. Do Mỹ không tham gia nên tác động kinh tế của TPP nhỏ hơn nhiều so với trước đây. Bởi lẽ, 11 quốc gia còn lại chiếm 13,5% GDP và 15,2% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu (nếu có Mỹ thì GDP của TPP chiếm 38,2% và tổng kim ngạch chiếm 26,5%).

Những vấn đề quan trọng mà TPP-11 đạt được bước đầu là những bất đồng về thuế quan đối với hàng dệt may, các quy tắc về xuất xứ hàng hóa đã được đồng thuận.

Nếu TPP-11 thành hiện thực thì doanh nghiệp (DN) trong nước hết sức thuận lợi nhờ có được một thị trường xuất khẩu rất lớn với thuế suất thấp. Đó là chưa kể các quốc gia TPP luôn đưa ra các chính sách thuận lợi để cùng nhau phát triển thị trường xuất khẩu.

Sau khi vào TPP-11, Việt Nam có thể bị các quốc gia ngoài TPP-11 lợi dụng về xuất xứ hàng hóa. Chẳng hạn, DN Trung Quốc có thể ồ ạt đầu tư nhà máy tại Việt Nam, sản xuất hàng hóa rồi xuất khẩu sang các nước thành viên TPP-11 để hưởng thuế suất thấp; hoặc DN Mỹ có thể sản xuất hàng hóa tại Nhật Bản rồi xuất sang Việt Nam để hưởng lợi từ TPP-11. Mặt khác, do hầu hết các quốc gia thành viên TPP-11 đều mạnh về tài chính và công nghệ, chất lượng sản phẩm rất cao nên DN của họ có thể đổ dồn hàng hóa vào Việt Nam, đè bẹp sản phẩm trong nước. "Vì thế, chúng ta không chỉ thay đổi cách thức kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh mà phải thay đổi rất nhiều về cơ chế pháp lý đối với điều kiện nước ngoài đầu tư, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam" - ông Tín khuyến nghị.

Là quốc gia ảnh hưởng lớn nhất đối với TPP nên TS Nguyễn Văn Thuận (Trường ĐH Tài chính - Marketing) cho rằng nhiều quốc gia vẫn còn mong muốn Mỹ tham gia TPP. Việc Canada vắng mặt vòng đàm phán hôm 10-11 có thể là động thái thăm dò của chính phủ này đối với việc Mỹ có tham gia TPP hay không. Do đó, kết quả bước đầu của TPP-11 chỉ cho thấy TPP "hồi sinh" và phải chờ đợi 11 quốc gia chốt lại các điều khoản chung mới có thể đánh giá được tác động nhất định của hiệp định này. 

 

♦ CÁC TIN KHÁC
Hạ tầng Việt Nam tại APEC có nhiều cơ hội lạc quan  (11-11-2017)
Nhiều đại biểu dự APEC đã đánh giá đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam rất hấp dẫn nhưng phải cần thêm khơi thông.
Năm 2050 Việt Nam sẽ vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới  (10-11-2017)
Cùng với nền tảng dân số trẻ, ngày càng gia tăng tầng lớp trung lưu, lực lượng lao động lành nghề với chi phí cạnh tranh và định hướng thu hút đầu tư rõ ràng, PwC nhận định chỉ trong vòng hơn 10 năm nữa, Việt Nam sẽ bỏ xa Hà Lan và sớm có mặt trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2050.
Được định giá 203 tỷ USD, thương hiệu quốc gia Việt Nam vẫn thua xa Thái Lan  (09-11-2017)
Dù tăng trưởng mạnh nhưng giá trị thương hiệu của Việt Nam vẫn thua xa các nước khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia...
Công Ty Giấy Vệ Sinh  (09-12-2016)
Công ty giấy vệ sinh Cao Phát chuyên sản xuất các loại giấy vệ sinh cuộn lớn, cuộn nhỏ, khăn giấy lau tay, phân phối sỉ lẻ, nhận gia công các đơn đặt hàng .LH 0903 394 157
Sản Xuất Giấy Vệ Sinh  (09-12-2016)
Đơn vị Cao Phát chuyên sản xuất giấy vệ sinh cuộn lớn, cuộn nhỏ các loại, chuyên bán sỉ và lẻ, nhận gia công các đơn đặt hàng trong nước và quốc tế. LH 0903 394 157