HIỆN TƯỢNG LẠ Ở BẦU TRỜI INDONESSA

Người dân địa phương ở tỉnh Jambi, Indonesia đang chia sẻ nhiều hình ảnh và video lên mạng xã hội cho thấy cảnh bầu trời ở tỉnh này chuyển sang màu đỏ rực vào cuối tuần rồi vì các vụ cháy rừng. Báo Washington Post ngày 23-9 đã dùng từ "đỏ như máu" để miêu tả bầu trời tại đây.

 
"Đây là buổi chiều chứ không phải ban đêm đâu! Đây là Trái đất, chứ không phải sao Hỏa. Là Jambi đấy! Đây là thứ không khí mà phổi chúng ta đang hít vào. Loài người chúng ta cần không khí sạch, chứ không cần khói" - một người có tên Zuni Shofi Yatun Nisa viết trên Twitter.
 
Một số người đã đăng nhiều hình ảnh cho thấy bầu trời màu đỏ và cam lên mạng xã hội kèm theo dòng hashtag #prayforjambi (Cầu nguyện cho Jambi). Họ kêu gọi chính phủ có hành động quyết liệt hơn để dập tắt các đám cháy và đối phó khói mù.
Theo một người phát ngôn của Cơ quan Khí tượng, khí hậu và địa vật lý Indonesia (BMKG), những đám cháy rừng đang làm tăng mật độ các hạt ô nhiễm trong không khí khiến bầu trời đỏ rực như vậy.
 
Tương tự như những gì diễn ra ở rừng Amazon, tình trạng đốt rừng trái phép để lấy đất trồng trọt trên khắp Indonesiađã gây ra các vụ cháy rừng hằng năm. Nhiều trường học tại xứ vạn đảo phải đóng cửa vào đầu tháng này vì chất lượng không khí kém.
 
Gần đây, nước này đã triển khai hàng ngàn lính dập lửa tới Sumatra và Kalimantan, đưa số lượng những người tham gia công tác đối phó cháy rừng lên tới 14.000 người.
 
Các vụ cháy rừng thường lên mức đỉnh điểm từ tháng 7 tới tháng 10 trong suốt mùa khô của Indonesia. Theo Cơ quan thảm họa quốc gia Indonesia, trong 8 tháng đầu năm nay, có 328.724 ha đất đã hứng chịu các vụ cháy rừng.
Nhà thiên văn học người Indonesia, Marufin Sudibyo giải thích hiện tượng khác thường này được gọi là "sự tán xạ Rayleigh". Nó xảy ra khi ánh sáng mặt trời bị phân tán bởi khói, bụi hoặc các hạt ô nhiễm trong không khí, lọc các bước sóng ngắn hơn và giải phóng các bước sóng dài hơn trong phổ màu cam hoặc đỏ, khiến bầu trời đỏ và mờ.
Báo Sinar Harian (Malaysia) cho biết hiện tượng tương tự như vậy cũng từng được ghi nhận tại Indonesia sau vụ phun trào của núi lửa Krakatau vào năm 1883 và vụ phun trào của núi Pinatubo vào năm 1991.
 

♦ CÁC TIN KHÁC
Bitcoin có thể trở lại mức giá kỷ lục 20.000 USD  (09-03-2019)
Tại sàn Bitstamp lúc 7h00 sáng nay 8/3, giá Bitcoin tăng nhẹ 0,1% lên 3.860,6 USD. Theo dữ liệu của Coin Market Cap, trong 24 giờ qua, giá đồng coin này đã tăng trưởng 0,06%, tiến sát về mức 3.911 USD/BTC. Vốn hóa thị trường nhờ đó cũng tăng nhẹ lên 68,7 tỷ USD. Trải qua một năm không mấy tốt đẹp, các công ty khai thác Bitcoin bắt đầu có doanh thu tốt trở lại sau khi giá Bitcoin hồi phục thời gian gần đây.
7 KỸ NĂNG CỰC KỲ QUANG TRỌNG KHI ĐI DU LỊCH MỘT MÌNH.  (09-03-2019)
Không có một người đồng hành đi cùng, bạn có vẻ dễ bị tổn thương trước các nguy cơ lừa đảo, lạc đường, bắt cóc, cũng như các vấn đề về sức khoẻ. Nhưng đi đông người chưa chắc đã an toàn hơn, nếu cả đám người ấy không có các kỹ năng đi, không có khả năng tìm hiểu và nắm được các thông tin liên quan đến hành trình và nơi mình đang có mặt.
HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT DO MUỖI GÂY RA.  (08-03-2019)
Sốt rét chính là nguyên nhân gây nên cái chết của gần 1 triệu người dân châu Phi mỗi năm. Nhất là ở những khu vực còn kém phát triển, những căn nhà lụp xụp, kênh rạch mất vệ sinh chính là điều kiện để muỗi sinh sôi nảy nở.
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHAI GIA NHẬP CPTPP.  (08-03-2019)
Để tận dụng được lợi ích từ Hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ chặt chẽ những quy định liên quan tới xuất xứ hàng hóa.
PHƯƠNG PHÁP GHÉP TỦY ĐỘT BIẾN CÓ THỂ CHỮA KHỎI HIV.  (07-03-2019)
Người đàn ông ở London đã trở thành ca thứ hai trong lịch sử đã khỏi hẳn HIV. Trong cơ thể của Timothy Ray Brown đã không còn thấy dấu hiệu của virus HIV sau hơn 10 năm nhiễm.