BIẾT SỬ DỤNG CÀ MUỐI CHUA ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHÔNG BỊ NGỘ ĐỘC.

Theo Đông y, cà pháo có vị ngọt tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng, tán huyết tiêu viêm, chỉ thống... được ứng dụng làm thức ăn vị thuốc chữa bệnh. Tuy vậy cà pháo tính hàn, hơi độc do đó cần chú ý khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả... Người mới ốm dậy, sức khỏe kém, người bị bệnh tăng nhãn áp... không nên dùng.

100g cà pháo cung cấp 1,5g protein (có đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể), 12mg canxi, 0,7mg sắt, 18mg magiê, 16mg phospho, 22,1g mg kali, 0,3mg kẽm. Ngoài ra nó còn chứa cả đồng và selen là các vi khoáng quý. Nhiều loại vitamin như tiền vitamin A, vitamin C (3mg/100g), vitamin B1, B2, PP cũng có trong cà pháo. Riêng phần hạt cà đúng là có nhiều sợi lông nhỏ nên có thể là nguyên nhân gây ho. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào công bố về tác hại này. Lượng sitosterol không đáng lưu tâm nhưng lại có solanin độc. Quả cà chưa chín có nhiều solanin hơn quả chín.

Dưới đây là một số bài thuốc điển hình:

- Trị bệnh đường tiêu hóa, đại tiểu tiện ra máu: cà pháo già sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g.

- Trị mụt nhọt, côn trùng đốt chống sưng, cầm đau nhức và không làm mủ: cà pháo tươi giã nát, cho vào một ít đường đắp vào vết thương.

- Trị phụ nữ huyết hư, da vàng: cà pháo già bổ ra phơi trong bóng râm cho khô, rồi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g chiêu với rượu hâm nóng.

- Trị bệnh ngoài da, chảy máu chân răng, chín mé: cà pháo đốt thành than, tán nhỏ lấy bôi vào chỗ đau.

- Trị ho, viêm họng mạn tính: cà pháo tươi 50g, đun chín, thêm mật ong. Ngày ăn 2 lần.

- Trị đau thắt lưng, đau dạ dày, đau răng; bế kinh: rễ cà pháo 15g, sắc uống.

- Trị chân tay nứt nẻ: cà pháo giã nát với lá lốt, lấy nước bôi hoặc dùng rễ và cả cây cà khô nấu nước ngâm rửa.

Theo Đông y, cà pháo có tính hàn (thậm chí rất hàn), vì vậy kiêng dùng đối với người hư hàn, thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả… người mới đau dậy, suy nhược không nên ăn cà, cà không nên ăn sống.

Cà pháo tính hàn, hơi độc, ăn nhiều có thể bị đau bụng và sinh cố tật cho nên người xưa thật có lý khi nói rằng một quả cà, ba chén thuốc.

Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.

Cây cà gai hoa tím có hình dáng tương tự như cây cà gai hoa trắng, chỉ khác là hoa màu tím. Quả màu vàng đổi sang màu đỏ khi chín. Quả này không ăn. Đã có khá nhiều trường hợp ngộ độc do nhầm lẫn với loại trên.

Dân gian thường nói: “Một quả cà bằng 3 thang thuốc”, có lẽ chỉ hợp với cà sống (chưa chín) vì trong cà sống có solanin độc. Quả cà chưa chín có nhiều solanin hơn quả chín. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy ăn cà muối không bị nhức mỏi, có lẽ muối chua làm giảm độc tính.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
NGUYÊN CỨU ƯỚC TÍNH LƯỢNG CHẤT THẢI NHỰA Ô NHIỄM MÀ CON NGƯỜI ĐÃ HẤP THỤ.  (11-06-2019)
Theo báo The Guardian (Anh), mỗi người trung bình ăn ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm và hít vào một khối lượng tương tự, là nghiên cứu đầu tiên ước tính lượng chất thải nhựa ô nhiễm mà con người đã hấp thụ.
NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM.  (10-06-2019)
Trong 3 năm tới, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Grab sẽ triển khai các lớp tập huấn an toàn thực phẩm trên địa bàn 4 thành phố trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP HCM
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP.  (10-06-2019)
Đối với DN, cần cải thiện tính minh bạch, công khai thông tin; nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, nâng cao khả năng áp dụng công nghệ… để tăng khả năng tiếp cận vốn.
TỶ GIA BIẾN ĐỘNG MẠNH.  (10-06-2019)
Việc phá giá VND sẽ mang lại nhiều tác hại hơn là lợi ích cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu CNY tiếp tục giảm giá mạnh so với USD, thì cũng nên xem xét giảm giá VND tương ứng.
SAU CỘT MỐC 10 NĂM CỦA CUỘC VÂN ĐỘNG ĐÂU TƯ, SẢN XUẤT HÀNG HÓA  (10-06-2019)
Việc các doanh nghiệp ngoại đang ngày càng “chiếm lĩnh” các kênh phân phối khiến doanh nghiệp sản xuất trong nước e ngại bị lấn át trên chính “sân nhà”.