TỶ GIA BIẾN ĐỘNG MẠNH.

Việc phá giá VND sẽ mang lại nhiều tác hại hơn là lợi ích cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu CNY tiếp tục giảm giá mạnh so với USD, thì cũng nên xem xét giảm giá VND tương ứng.

Theo Bloomberg, kể từ đầu tháng 5 đến nay, CNY đã giảm 3% giá trị so với USD. Trong khi cùng thời gian này, VND chỉ giảm khoảng 0,5% so với USD, vô hình chung VND đã tăng giá khoảng 2,5% so với CNY.

Kể từ cuối tháng 4 năm 2019, thị trường ngoại hối bắt đầu “nổi sóng”, tỷ giá liên tục biến động với biên độ khá mạnh. Thậm chí, tỷ giá biến động trái chiều ngay trong ngày. Đơn cử như ngày 13/5, nếu như vào buổi sáng các nhà băng liên tục điều chỉnh giảm giá mua vào USD xuống mức 23.230 – 23.240 đồng/USD và giá bán ra xuống 23.350 – 23.360 đồng/USD, thì đến cuối giờ chiều giá mua- bán USD lại được đẩy lên mức 23.280/23.400 đồng/USD, tăng tới 40 đồng so với phiên sáng.

Theo Công ty Chứng khoán SSI, việc tỷ giá biến động đột biến trong những ngày qua do một số nguyên nhân. Thứ nhất là chênh lệch lãi suất VND- USD trên liên ngân hàng giảm mạnh từ 1,5- 1,8%/năm xuống còn từ 0,4 - 0,7%/năm. Thứ hai, Dollar Index tăng mạnh. Thứ ba, cung - cầu USD trong nước bớt thuận lợi hơn sau khi NHNN mua ròng 8,35 tỷ USD và chỉ trong nửa đầu tháng 4 đã nhập siêu tới 750 triệu USD.

Việc tỷ giá biến động có một phần nguyên nhân đến từ việc một số ngân hàng mua vào USD để cân bằng trạng thái ngoại tệ, bởi trước đó đã bán ra khá mạnh. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là yếu tố tâm lý trên thị trường khi CNY mất giá mạnh so với USD, cùng với những diễn biến mới về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tác động tới tâm lý của nhà đầu tư.

Số liệu của NHNN cũng cho biết, nếu như cuối tháng 4, 1 CNY đổi được 3.425,98 VND, thì đến cuối tháng 5, đầu tháng 6 đã giảm còn 3.336,13 VND, có nghĩa VND đã tăng 2,62% so với CNY.

VND tăng giá so với CNY sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa của Trung Quốc. Điều đó sẽ khiến hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam, đẩy tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc thêm trầm trọng hơn. Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, ước tính đến cuối tháng 5, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc tăng lên 16,2 tỷ USD từ mức 11,9 tỷ USD vào cuối tháng 4.

Để ứng phó với tình trạng này, đã có ý kiến đề xuất nên phá giá VND với mức độ tương ứng. Tuy nhiên, không ít chuyên gia lại khuyến nghị không nên phá giá VND vì điều đó có thể gây bất ổn kinh tế vĩ mô, đẩy lạm phát tăng, làm xói mòn lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời khiến gánh nặng nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp tăng lên. Trong khi động thái này chưa chắc đã mang lại lợi ích cho xuất khẩu khi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Đó là chưa kể, việc phá giá tiền tệ có nguy cơ khiến Việt Nam bị Mỹ gắn mác “thao túng tiền tệ”, nhất là khi Mỹ vừa đưa Việt Nam vào danh sách 9 quốc gia năm trong diện giám sát.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC KIỂM SOÁT TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP  (24-08-2019)
Ngân hàng nhà nước vừa ra thông báo kiểm soát chặt vốn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.
Chuyện gì xảy ra với trung quốc nếu Mỹ áp thuế mới  (23-08-2019)
Trong tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa bị áp thuế trong những vòng trước. Nếu Mỹ hiện thực hóa điều này, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể rơi xuống dưới 6%, dựa trên kết quả khảo sát của Bloomberg.
CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI NHẬT HÀN  (22-08-2019)
Nhật Bản ngày 9/7 bác bỏ lời kêu gọi của Hàn Quốc về xóa bỏ hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng công nghệ cao...
XUẤT KHẨU ĐIỀU NAY LẠI TĂNG MẠNH  (21-08-2019)
Theo các nhà nhập khẩu điều nhân thế giới, do năm nay giá xuất khẩu điều nhân thấp nên dự kiến lượng tiêu thụ sẽ tăng cao...
AMAZON THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI VIỆT NAM  (20-08-2019)
Amazon vừa mới thành lập công ty Amazon Global Selling Việt Nam, Giám đốc điều hành là ông Trần Xuân Thủy – "người cũ" của Alibaba. Ông Thuỷ đã có 8 năm gắn bó với Alibaba với cương vị Giám đốc thị trường Việt Nam, và mới chuyển sang Amazon cách đây hơn 3 tháng