Chỉ số Đổi mới Bloomberg 2019

Bloomberg vừa cập nhật kết quả Chỉ số Đổi mới Bloomberg 2019. Đây là lần thứ bảy chỉ số này ra mắt, phân tích hàng chục chỉ tiêu và sử dụng bảy số liệu, bao gồm chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D), khả năng sản xuất và sự tập trung của các hãng công nghệ cao để xếp hạng từng quốc gia.

Top 20 nền kinh tế đứng đầu trong Chỉ số Đổi mới Bloomberg 2019

Bất chấp Hàn Quốc đứng nhất, khoảng cách giữa nước này và Đức, nước về nhì thu hẹp một phần vì điểm số mảng hoạt động sáng chế của xứ Hàn thấp hơn. Song ngược lại, Hàn Quốc xứng đáng đứng đầu vì đầu tư mới vào các công nghệ chiến lược cùng chương trình khuyến khích startup lên cao. Thách thức của đổi mới ở xứ Hàn là phải vượt qua ngoài nhóm tập đoàn gia đình trị lớn, hay còn gọi là chaebol.
Thụy Điển từng là “á quân” năm 2018 song năm nay trượt xuống hạng bảy. Trong khi đó, Trung Quốc và Israel thì cải thiện nhờ điểm số hoạt động sáng chế cao hơn. Trung Quốc đứng hạng 16 còn Israel ở hạng năm. Quốc gia Trung Đông vượt cả Singapore, Thụy Điển, Nhật Bản, Mỹ lẫn Canada.

Anh giảm một hạng, xuống đứng thứ 18. Đây là lần đầu tiên quốc gia châu Âu thua Trung Quốc trong Chỉ số Đổi mới Bloomberg. Trung Quốc đứng thứ nhì thế giới về hoạt động sáng chế nhờ sức mạnh R&D từ Huawei Technologies và BOE Technology. Dù vậy, quốc gia Đông Á vẫn thua khi xét về năng suất tổng thể.

Năm nay, Mỹ tiến lên vị trí thứ tám, một năm sau khi điểm số giáo dục khiến nước này lần đầu tiên trượt khỏi top 10. Bảng xếp hạng mới được công bố giữa lúc giới tinh hoa toàn cầu tề tựu về Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra ở Davos (Thụy Sĩ), nơi bàn luận về tương lai của toàn cầu hóa, vai trò của nhà nước và cách thức đổi mới, phát triển của các nước.
Trong Chỉ số Đổi mới Bloomberg 2019, Đức gần như bắt kịp Hàn Quốc, nước sáu lần đứng đầu chỉ số này. Đức cải thiện nhờ mạnh về giá trị gia tăng xuất phát từ cường độ nghiên cứu và sản xuất của những cái tên lớn như Volkswagen, Robert Bosch và Daimler.

Trong số các nền kinh tế được theo dõi yếu tố đổi mới năm nay, Tunisia và Ukraine trượt hạng nhiều nhất. Cả hai đều lọt khỏi top 50. Ngược lại, những cái tên mới bước vào hạng cao trong chỉ số là Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) với hạng 46, Brazil hạng 45, Ấn Độ hạng 54, Mexico hạng 59 và Việt Nam hạng 60.

sản xuất giấy vệ sinh, khăn giấy lau tay.

♦ CÁC TIN KHÁC
CHỦ DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI BIẾN MẤT, 2000 CÔNG NHÂN BƠ VƠ...  (13-08-2019)
Buổi sáng 12/8, khi hàng nghìn công nhân đến công ty để làm việc như mọi ngày thì bỗng hốt hoảng khi ban giám đốc đột nhiên “mất tích”, nhà xưởng đã bị niêm phong. Công nhân lâm vào cảnh dở khóc dở cười vì mọi chế độ lương thưởng không biết đến bao giờ được chi trả.
MỘT SỐ THÓI QUEN ĂN UỐNG CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE  (07-08-2019)
Một số thói quen ăn uống không đúng đã làm lây nhiễm vi khuẩn từ người mang mầm bệnh sang người khỏe mạnh.
DU LỊCH NINH THUÂN ĐƯỢC ĐƯA LÊN TẦM CAO MỚI  (06-08-2019)
Ninh Thuận có những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Các dự án đầu tư xứng tầm, mang đẳng cấp quốc tế hứa hẹn khiến du khách tới đây ở cả tuần cũng không nhàm chán.
TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI ĂN GÌ VÀO BUỔI SÁNG?  (05-08-2019)
Bữa sáng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, bữa sáng của trẻ lại có sự đa dạng khác nhau.
TIN HOT MASAN CHUẨN BỊ TUNG THỊT MÁT MEATDELI RA THỊ TRƯỜNG TP HỒ CHÍ MINH  (03-08-2019)
Masan sắp tung thịt mát MEATDeli ra thị trường TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù mới tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên từ cuối tháng 12/2018 và mất hơn 1 tháng tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi (từ 12/4 đến giữa tháng 5/2019), nhưng sản phẩm thịt mát MEATDeli của Masan đã kịp tới tay 700.000 người tiêu dùng. Không dừng lại ở đó, Masan đặt tham vọng, riêng ngành chế biến thịt mát sẽ giúp mang về doanh thu 1 tỷ USD trong vòng 2-3 năm tới đây.